Tết xíp xí của người Thái trắng
Trong Tết Xíp xí, gia đình nào cũng phải có thịt vịt. Tết Xíp xí, gia đình nào cũng buộc phải có vịt để cúng cầu cho mọi người trong gia đình được mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Cầu cho trâu khỏe mạnh, có sức kéo cày làm ra nhiều hạt thóc cho chủ nhà. Theo tục của người Thái và các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày- Thái như: Tày, Nùng, Giáy (trừ Thái Đen), ngày 14 tháng 7 âm lịch, trong mâm lễ cúng nhất thiết phải có thịt vịt để cho cái xấu, cái hạn theo con vịt đó trôi đi. Con vịt là giống ở nước, dòng nước sẽ cuốn trôi đi hết những rủi ro và khó khăn.
Vào ngày này, thịt vịt được cúng ở miếu đầu làng, thịt lợn thì được cúng ở miếu cuối làng. Người Thái Trắng gọi Tết Xíp xí là tết xá tội (nhưng không phải là xá tội như người Kinh vào rằm tháng 7 âm lịch) mà là xá tội cho người sống. Người Thái Trắng dâng lễ vật nhằm tạ ơn ông chủ miếu đã che chở cho cuộc sống của bản làng được mạnh khỏe, may mắn; cầu các thần bỏ qua cho con cháụ các lỗi đã lỡ mắc phải. Sau khi cúng xong, đồng bào thường dùng chỉ buộc vào tay để lấy may. Qua ngày này, họ cởi chỉ buộc vào góc màn mình ngủ. Ngoài ra, theo tục lệ của người Thái, trước khi đi xa hay làm một việc gì đó liên quan đến kiêng kị đều dùng thịt vịt làm lễ vật cúng. Đồng bào quan niệm rằng, thịt vịt là loại thịt kỵ ma.
Tết Xíp xí cũng là dịp để đồng bào bày tỏ lòng biết ơn đối với con trâu, con bò, công cụ sản xuất..., tất cả đều được tắm rửa, lau chùi sạch sẽ và được bày mâm cúng vía với các lễ vật, đặc biệt là thịt vịt, xôi nếp nhuộm màu xanh, đỏ, tím, vàng. Tết, chủ nhà được ăn thì trâu bò cũng được liên hoan. chủ nhà nào cũng chuẩn bị sẵn cỏ non từ hôm trước để bồi dưỡng cho Chúng. Sau khi cúng xong, trâu bò sẽ được chủ nhà (thường là các em đã chăn dắt chúng) bón xôi màu trộn muối, đổ chén rượu lên đầu lấy may.
Tết Xíp xí được tổ chức theo từng gia đình, có nơi theo dòng họ và tùy theo từng hoàn cảnh gia đình mà tổ chức to, nhỏ khác nhau. Dịp này, gia đình nào càng mời được nhiều bà con, khách khứa đến dự càng may mắn. Người Thái Trắng dù đi xa, nhưng đến ngày Tết Xíp xí ai cũng mong muốn về sum họp vui vẻ cùng gia đình.
Trần Tuấn sưu tập
Theo: baodantoc
Bài viết liên quan
Lên Mộc Châu ăn Tết dân tộc H'Mông
Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người Mông ở xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết của...
Độc đáo phong tục gội đầu của người phụ nữ Thái
Với người phụ nữ Thái, bên cạnh “tăng cẩu” thì nghệ thuật gội đầu, chăm sóc tóc của họ cũng được coi là cả một nghệ thuật mới mẻ với nhiều nét độc đáo.
Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)
Món bánh ấy, tiếng Dao gọi là Dua Ít, đã ăn phải ăn cả cặp, không ai ăn một chiếc cả…
Xem cuộc thi Hoa hậu có một không hai tại Việt Nam
Tại Mộc Châu - Sơn La, cứ vào ngày 14-15.10 hàng năm, đều diễn ra một cuộc thi hoa hậu hết sức độc đáo: cuộc thi dành cho những chú bò được nuôi tại Thảo nguyên Mộc Châu. “Hội thi hoa hậu bò sữa...
Ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái
Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hoá ẩm thực riêng, có bí quyết riêng để chế biến các món ăn ngon miệng vào những ngày lễ tết, cưới xin, hội hè... ở tây bắc, nói đến ẩm thực, người ta nhắc...
Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái
Mùa xuân đến, lộc xuân mơn mởn, tiết xuân hiền hòa, cái rét của mùa đông tan dần trong nắng ấm ban mai, tạo điều kiện cho cây rừng đâm chồi nảy lộc. Dưới dòng sông hay các khe suối, hiện lên màu...