Xem cuộc thi Hoa hậu có một không hai tại Việt Nam
Bước vào vòng chung kết có 106 con bò, bê của 74 hộ gia đình nuôi tại Công ty Cổ phần giông bò sữa Mộc Châu, Chúng đã được lựa chọn kỹ lưỡng từ hơn 8000 con bò sữa của các hộ gia đình, đơn vị trong khu vực. Ban giám khảo đã chấm điểm theo các tiêu chí: ngoại hình, thể trọng, sữa, lứa đẻ… Kết quả, “cô nàng” bò sữa của anh Đinh Văn Chỉnh đã đoạt ngôi vị “ hoa hậu” năm 2011.
Ngoài ra ban tổ chức còn trao nhiều giải cho bò được khán giả bình chọn, bò hậu bị có sản lượng sữa cao nhất, bò cạn sữa đẹp nhất, bê ăn sữa, bê cai sữa tốt nhất... cho các hộ gia đình, đơn vị có nhiều bò tốt.
Trước giờ thi, các chủ hộ đều chăm chút cho các hoa hậu tương lai hết sức chu đáo, kỹ lưỡng.
Đeo nơ, tắm rửa kỹ càng bằng xà bông, vệ sinh móng, thậm chí xức dầu bóng để trang điểm cho bò, bê
chú bê con xinh xắn này vừa được một bò mẹ dự thi hoa hậu sinh ra tối tối hôm trước. Chú được vinh dự đeo nơ và đặc cách tham gia hội thi cùng các bê con khác.
Phần hấp dẫn nhất của ngày hội là phần trình diễn của 20 thí sinh được vào vòng chung khảo. Tất cả các thí sinh bò vắt sữa, bò cạn sữa, bò hậu bị đều được đi một vài vòng quanh sân khấu để ban giám khảo chấm điểm và du khách chiêm ngưỡng. Phần được chú ý nhất chính là sự cân đối, độ tuổi và nhất là “vòng 1” của các nàng bò.
những thí sinh tham gia cũng có nhiều tâm trạng khác nhau: có thí sinh nhút nhát mãi mới dám bước vào sân khấu, lại có thí sinh muốn ở lại cho mọi người ngắm nhìn, phải kéo mãi mới chịu ra; cũng có những thí sinh hiếu động,trước sự vỗ tay nhiệt tình đã trình diễn cả các màn nhảy múa vui nhộn trên sân khấu.
Cuối cùng, các bò, bê xuất sắc nhất cũng đã được vinh danh, đem lại niềm vui khôn tả cho cả chủ bò và du khách.
Đeo băng cho “người đẹp”
Hoa hậu bò sữa 2011 nhận phần thưởng trên 50 triệu đồng
ai cũng cố chen vào để chụp ảnh, tận tay chạm vào hoa hậu…
Đến với cuộc thi hoa hậu độc đáo này tại Mộc Châu, du khách còn được tham gia các trò chơi thú vị, thưởng thức sữa bò tươi miễn phí
Thành Đạo - BQL Khu du lịch Mộc Châu
Tác giả: Thành Đạo
Nguồn tin: BQL khu du lich Moc Chau
Bài viết liên quan
Gọi thần mặt trời trở lại sau đêm tối
Khi hoa cúc quỳ lìa nhụy theo từng cơn gió lạnh, cũng là lúc hoa đào hồng bạt ngàn trên dọc cung đường Tây Bắc. Lúc này, ngược qua đây, ta sẽ như lạc vào vườn xuân kỳ diệu. Đó là dịp Tết của đồng...
Đàu Pao- trò chơi của phụ nữ H’Mông Tà Phình (Mộc Châu- Sơn La)
Sương mù đem cái giá lạnh đến giăng mắc, bao phủ trên những bản vùng cao, đem theo cả những bông hoa mận trắng muốt báo xuân về trên cao nguyên Châu Mộc. Một mùa xuân nữa lại về cổ vũ, chứng kiến...
Pịa - Món ngon dân tộc
Có một món ăn nổi tiếng của vùng đất Sơn La mà ai đi qua đó một lần không nếm thử thì thật đáng tiếc, đó là món Pịa. Nguyên liệu để chế biến món Pịa là từ những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê…...
Cơm Thái
Cơm Thái cổ điển là ăn nếp xôi truyền thống. Đó là các loại gạo nếp tan, khẩu ma tứn (gạo chó dậy: Cơm xôi thơm quá đến con chó đang ngủ đánh hơi thấy cũng phải vùng dậy).
Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)
Món bánh ấy, tiếng Dao gọi là Dua Ít, đã ăn phải ăn cả cặp, không ai ăn một chiếc cả…
Độc đáo phong tục gội đầu của người phụ nữ Thái
Với người phụ nữ Thái, bên cạnh “tăng cẩu” thì nghệ thuật gội đầu, chăm sóc tóc của họ cũng được coi là cả một nghệ thuật mới mẻ với nhiều nét độc đáo.
Lên Mộc Châu ăn Tết dân tộc H'Mông
Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người Mông ở xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết của...
Tết xíp xí của người Thái trắng
Ở Việt Nam, người Thái có số dân hơn một triệu người, chia làm hai nhóm: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Đồng bào sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa,...