Lên Mộc Châu ăn Tết dân tộc H'Mông
Bản H'Mông.
Khắp bản trên, làng dưới sửa sang lại bàn thờ, nhà cửa, nhộn nhịp giã bánh giầy, hong phơi những bộ váy áo mới nhất, đẹp nhất để đón xuân về. Trong các nghi lễ ngày Tết của người Mông không thể thiếu gà trống vì theo truyền thuyết, gà trống tượng trưng cho thần mặt trời, ban phát ánh sáng và sự sống cho dân gian.
Dán giấy lên công cụ lao động và đưa lên bàn thờ
như một hành động cảm ơn công cụ đã phục vụ con người trong năm vừa qua.
Gà trống là con vật linh thiêng đối với người Mông, không thể thiếu trong các nghi lễ ngày Tết.
Theo phong tục, khi lập bàn thờ mới trong ngày Tết,
người Mông dán lông gà lên bàn thờ để tượng trưng cho tổ tiên và thần mặt trời.
Chủ gia đình làm lễ cúng vào chiều 30 Tết để mời tổ tiên và các vị thần linh về ăn Tết.
Trong ba ngày Tết chính, người Mông có tục dán giấy lên các công cụ lao động hàng ngày và đưa lên bàn thờ như một sự tri ân đã giúp con người lao động, sản xuất trong năm vừa qua. Thiêng liêng nhất là nghi thức đi lấy nước mới vào thời khắc giao thừa, họ mang theo một gói cơm mới đến mời thần mó nước về ăn Tết và xin thần ban cho năm mới nguồn mạch dồi dào để nuôi sống con người và phục vụ mùa màng. Sau đó, họ đến nhà nhau chúc Tết, thưởng thức rượu ngô thơm lừng, bánh giầy làm bằng nếp nương dẻo thơm. Tết của người Mông là dịp để trẻ em vui chơi các trò chơi truyền thống của mình như đánh tu lu (đánh cù), ném pao, đẩy gậy, đánh cầu lông gà… Đây cũng là dịp nam nữ thanh niên tìm hiểu nhau qua trò chơi ném pao để năm tới có thể nên vợ, nên chồng.
Giã bánh dày.
Chơi đánh tu lu (đánh cù).
Chơi đánh cầu lông gà.
Chơi rồng ấp trứng.
Ngày Tết của người Mông cũng đồng nghĩa với ngày hội đoàn kết, đưa các cá nhân trong cộng đồng xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn để chung sức xây dựng và phát triển bản, mường.
Theo nguồn: baoanhVN
Nguồn tin: Sưu tầm
Bài viết liên quan
Độc đáo phong tục gội đầu của người phụ nữ Thái
Với người phụ nữ Thái, bên cạnh “tăng cẩu” thì nghệ thuật gội đầu, chăm sóc tóc của họ cũng được coi là cả một nghệ thuật mới mẻ với nhiều nét độc đáo.
Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)
Món bánh ấy, tiếng Dao gọi là Dua Ít, đã ăn phải ăn cả cặp, không ai ăn một chiếc cả…
Xem cuộc thi Hoa hậu có một không hai tại Việt Nam
Tại Mộc Châu - Sơn La, cứ vào ngày 14-15.10 hàng năm, đều diễn ra một cuộc thi hoa hậu hết sức độc đáo: cuộc thi dành cho những chú bò được nuôi tại Thảo nguyên Mộc Châu. “Hội thi hoa hậu bò sữa...
Gọi thần mặt trời trở lại sau đêm tối
Khi hoa cúc quỳ lìa nhụy theo từng cơn gió lạnh, cũng là lúc hoa đào hồng bạt ngàn trên dọc cung đường Tây Bắc. Lúc này, ngược qua đây, ta sẽ như lạc vào vườn xuân kỳ diệu. Đó là dịp Tết của đồng...
Tết xíp xí của người Thái trắng
Ở Việt Nam, người Thái có số dân hơn một triệu người, chia làm hai nhóm: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Đồng bào sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa,...
Ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái
Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hoá ẩm thực riêng, có bí quyết riêng để chế biến các món ăn ngon miệng vào những ngày lễ tết, cưới xin, hội hè... ở tây bắc, nói đến ẩm thực, người ta nhắc...
Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái
Mùa xuân đến, lộc xuân mơn mởn, tiết xuân hiền hòa, cái rét của mùa đông tan dần trong nắng ấm ban mai, tạo điều kiện cho cây rừng đâm chồi nảy lộc. Dưới dòng sông hay các khe suối, hiện lên màu...