Nét văn hóa dân tộc thái
Nhớ hội còn
Hội ném còn của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc là trò chơi dân gian rất đặc sắc không thể thiếu mỗi độ xuân về. Khi hoa ban, hoa đào hé nở, cũng là lúc những cô gái chuẩn bị cho riêng mình những quả còn sặc sỡ để vui chơi trong ngày hội.
Quả còn được làm bằng vải trắng, vải đen hoặc vải khít, hình bánh chưng vuông, trong nhồi hạt bông pha ít hạt thóc hoặc trấu, to bằng hai bàn tay úp lại của người chủ làm ra nó. Quả còn có năm tua, bốn tua đính ở bốn góc và một tua đính giữa đáy nơi xuyên dây còn. Quả còn tượng trưng cho đầu rồng ấp ủ hạt giống chờ ngày nảy mầm, sinh sôi. Dây còn làm bằng sợi dây bông se, to bằng đầu đũa hoặc bằng vải khâu hình ống, dài bằng cánh tay chủ còn. Dây còn tượng trưng cho thân rồng, có chín tua đính so le suốt dây còn. Đó là biểu tượng của chín tia nắng, tám tia mưa, khí hậu thời tiết ôn hòa. Tua còn làm bằng sợi nhiều màu sắc hoặc các mảnh vụn vải màu ghép lại, dài bằng ngón tay người chủ. Tua còn tượng trưng cho râu rồng đồng thời biểu tượng của cây cỏ, hoa lá.
Chơi còn là một trò tung hứng. Chia làm hai, một bên nam và một bên nữ. Người có còn bên này tung cho bên kia đón bắt. Bắt được liền tung trở lại, làm cho còn bay đi bay lại chẳng lúc nào ngưng, giống như bầy rồng đang bay trên bầu trời. Đây là trò chơi tập thể, thu hút nhiều người, mọi lứa tuổi tham gia. Ngày trước, quan niệm của người dân tộc Thái: tung còn mang ý nghĩa cầu mong; thả rồng mang cái úa vàng, ốm đau, vận hạn, rủi ro lên trời...
Trong bài hát chơi còn có câu:
“Chúng ta cùng nhau cầm dây bản ném đi úa vàng, nắm dây còn quăng đi ốm đau”.
Đón còn là hứng lấy cái tốt đẹp, may mắn mà rồng còn đem lại, nên mới có câu:
“Đón lấy cái hay, cái đẹp về mình, đón lấy cái khỏe về thân”.
Chính vì vậy người bắt còn cố gắng không để còn tuột tay rơi xuống đất. Nếu ai để còn rơi xuống đất thì bị phạt; người già để rơi còn phải uống rượu đôi, thanh niên để rơi còn thì có hiện vật hoặc hát chúc mừng người tung. Chơi còn là trò chơi giao lưu tình cảm đôi bên, trong đám đông người chuẩn bị đón còn, người tung còn bao giờ cũng nhằm vào người mình quý mến, thầm yêu trộm nhớ. Đây cũng là dịp để trai gái tìm hiểu giao duyên, nhiều đôi trai gái đã nên vợ, nên chồng.
Ngoài ra, còn có trò chơi ném còn vòng đã được lưu truyền đến ngày nay và thường được tổ chức vào các ngày lễ hội, mục đích là để thử tài, độ chính xác của người ném. Một cái vòng có đường kính chừng 50 cm, được bọc giấy màu và buộc vào ngọn tre dựng lên giữa sân. Ai ném được nhiều quả còn chui qua vòng sẽ là người chiến thắng.
Bà Lò Thị Hoa, ở bản Bó, phường Chiềng An (Thành phố) kể: Mỗi dịp xuân về, từ ngày 24-25 âm lịch các thiếu nữ của bản, ai cũng tự làm cho mình từ 2 đến 3 quả còn, con gái ngồi khâu, còn con trai thì se tua còn. Hội ném còn được tổ chức ở đầu bản, trên sân rộng hoặc trên đồng ruộng khô... Các cuộc vui như vậy cứ tiếp diễn đến tận sau tết, đi nương về buổi chiều vẫn rủ nhau chơi tiếp.
Khi được hỏi về ném còn ngày tết, em Lò Thị Chi 17 tuổi, bản Sẳng, xã Chiềng Xôm (Thành phố) nói: Em thích trò chơi ném còn lắm, nhưng ngày tết về thanh niên trong bản ít còn dịp tụ tập ném còn, vả lại cũng ít người hiểu được ý nghĩa của hội ném còn là gì?
Ném còn là một trò chơi dân gian, là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, cần được gìn giữ, bảo tồn, phát triển và tái tạo lại trong những dịp tết, lễ của đồng bào các dân tộc.
Văn hóa rượu cần dân tộc Thái
Rượu cần còn có tên là “lảu kép” (rượu trấu), “lảu bẳng” (rượu ống), “lảu co” (rượu cây) “lảu xá” ( rượu vỏ trấu), “lảu xả” (rượu của người Xá, dân tộc Khơ mú, loaị rất đậm ngọt)
Để làm được một hũ rượu cần phải có gạo hoặc ngô, khoai, sắn, y dĩ, chuối, dứa, củ mài và một số lại cây, củ, quả khác cùng men rượu. Vỏ trấu và chum đựng, cách làm phổ thông và đơn giản nhất là dùng gạo tẻ hoặc nếp) đãi sạch, ngâm nước lã hoặc nước ấm 3-54 giờ đồng hồ. Đổ ra rá, dội nước lạnh cho sạch, trộn đều vỏ trấu, đồ chín kỹ rồi đổ ra mẹt sạch, để nguội, trộn đều men, theo tỷ lệ một gạo hai trấu (1 kg gạo, 2 kg trấu) 1/2 lạng men (không kể một số loại men mạnh bằng lá tươi). ủ kỹ bằng lá (hoặc ni lông thật kín) từ 5-7 ngày đến khi dậy mùi thơm, đem đổ vào chum (hoặc hũ) bịt thật kín (dùng tro bếp sạch, hoà nước đặc sền sệt đắp kín, chặt miệng chum) để ở nơi khô ráo, sạch sẽ mười ngày sau thì đem uống.
Rượu càng nhiều ngày, càng già, uống càng bốc và ngon. Loại men ngọt uống thấy vị ngọt (như đường, như mật). Loại men đậm, đắng uống rất bốc, mạnh hơn các loại bia gọi là “lẩu phủ trai” (rượu đàn ông). Rượu cần uống bằng nước lạnh đun sôi để nguội (hoặc để trong tủ lạnh càng tốt). Nếu dùng nước nóng (kể cả hơi ấm) uống sẽ không ra gì, rượu coi như bị hỏng.
Khi uống ta bật bỏ nắp bịt ra, đổ nước ngâm một phút cho ngấm, cắm cần vào và đổ nước uống liên tục đến lúc nhạt thì thôi (hoặc hút ra chai uống qua cốc, chén như bia và rượu).
Khắp các vùng dân tộc Thái Sơn La đâu đâu cũng uống rượu cần. Rượu cần thơm, ngon, mát, bổ, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu. Chum nhỏ là một chum một cần, chồng rót vợ uống và ngược lại. Chum nhỡ là đôi bạn, đôi cần, theo số chẵn là bốn, sáu, tám. Chum to sẽ là 10, 12, 14 bạn bè anh em đến là “lảu khay cáy khả” (rượu mở, thịt gà).
Uống rượu cần múa xòe |
Và, chum rượu cần đã mở là có ca hát, khèn, sáo, trống, chiêng, vòng xoè dập dìu, say mê thâu đêm suốt sáng. Bên hũ rượu cần thường là nơi tụ hội của cộng đồng bản mường, chân thành đoàn kết, bình đẳng, không phân biết dân tộc, đẳng cấp. Rượu cần là một nét sinh hoạt văn hóa đẹp – văn hoá rượu cần.
Bài viết liên quan
Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái
Mùa xuân đến, lộc xuân mơn mởn, tiết xuân hiền hòa, cái rét của mùa đông tan dần trong nắng ấm ban mai, tạo điều kiện cho cây rừng đâm chồi nảy lộc. Dưới dòng sông hay các khe suối, hiện lên màu...
Ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái
Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hoá ẩm thực riêng, có bí quyết riêng để chế biến các món ăn ngon miệng vào những ngày lễ tết, cưới xin, hội hè... ở tây bắc, nói đến ẩm thực, người ta nhắc...
Tết xíp xí của người Thái trắng
Ở Việt Nam, người Thái có số dân hơn một triệu người, chia làm hai nhóm: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Đồng bào sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa,...
Trò chơi độc đáo trên bản Mông
Những ngày xuân ở vùng cao, sắc cảnh thiên nhiên đổi thay bởi những sắc màu rự rỡ của cánh hoa đào lung linh trong gió, của trang phục những đôi trai gái rập rìu tìm bạn. Trong khung cảnh vùng...
Mùa "bắt vợ"
Khi làn sương mù tràn về che phủ những non cao, khi cái lạnh bắt đầu len lỏi qua những tà áo, khi những bông đào dần chớm nụ .. cũng là mùa “bắt vợ” của những chàng trai người Mông....
Ngây ngất thưởng thức món Pa Pỉnh Tộp
Về hình thức, các món ăn Thái nhìn chung không cầu kỳ kiểu cách nhưng khi đã được thưởng thức thì không dễ quên được, trong đó đặc biệt là món '' Pa Pỉnh Tộp" (tức là cá nướng úp) đậm đà bản sắc...
"Sống thử" nét văn minh của người Thái
Ăn chung, ở chung, cùng vui chơi, cùng làm việc trong tình cảm đầy khao khát của bản năng nhưng vô cùng trong sáng và qui củ. Đời sống tình cảm của người Thái có thể ...