Phong tục ngày Tết của người H'Mông ở Mộc Châu

Thứ hai - 08/01/2018 20:44

Khác với người Kinh và đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước, người H’Mông ở Mộc Châu (Sơn La) ăn Tết vào đầu tháng Chạp âm lịch và kéo dài trong một tháng. Ngày Tết của dân tộc H’Mông ở Mộc Châu độc đáo với bánh dày, hơi men rượu ngô, với sắc áo thổ cẩm sặc sỡ và những trò chơi dân gian độc đáo.
Phong tục ngày Tết của người H'Mông ở Mộc Châu

Thờ dụng cụ lao động sản xuất

Vượt qua gần 40km đường đèo dốc chúng tôi vào được đến bản Tà Phình - một trong những bản làng của dân tộc H’Mông trên cao nguyên Mộc Châu.  Nơi đây là một trong những bản làng hiếm hoi của người H’Mông vẫn còn ăn Tết theo truyền thống của dân tộc mình, tức là đón Tết cổ truyền vào đầu tháng 12 Âm lịch. Tại đây, những bản sắc dân tộc của người H’Mông vẫn còn được giữ nguyên từ hương vị bát rượu ngô, món mèn mén ăn thay cơm, bánh dày dẻo mềm...

Người H’Mông chuẩn bị ngày Tết rất chu đáo, từ ngày 26-11 Âm lịch, người dân ở bản Tà Phình đã bắt đầu nghỉ làm nương rẫy để mua sắm chuẩn bị cho Tết truyền thống. Mỗi người mỗi việc, phụ nữ miệt mài hoàn thiện đường thêu, nút chỉ trên bộ váy áo mới để cho người thân trong gia đình diện Tết. Đàn ông tất bật đi mua sắm đồ hay thịt lợn, gà làm bữa cơm thịnh soạn cho gia đình. Chị Pa Sua (bản Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Để có quần áo mới đón Tết truyền thống, những người phụ nữ trong gia đình người H’Mông phải chuẩn bị trước đó khoảng 3 tháng”.

Ngày 30 Tết, việc dọn dẹp nhà cửa, trang trí bàn thờ tổ tiên là công việc quan trọng cuối cùng của năm. Người H’Mông ở bản Tà Phình sẽ chọn một cành tre còn xanh lá và buộc 3 sợi dây có màu xanh, đỏ, vàng cắm thêm một que hương để làm chổi quét nhà. Người H’Mông quan niệm rằng, chiếc chổi sẽ quét đi bệnh tật, ốm đau, những điều không may của năm cũ và mang lại may mắn cho gia chủ vào năm mới. Đặc biệt, công việc quét nhà sẽ do người chủ trong gia đình thực hiện và tiến hành vào khoảng thời gian từ khoảng 3 đến 4 giờ sáng ngày 30 Tết.

Khi công việc dọn dẹp nhà cửa hoàn tất, người đứng đầu trong gia đình sẽ tiến hành trang trí bàn thời tổ tiên. Trên bàn thờ người H’Mông sẽ được dán lớp giấy trắng cắt hình hoa văn đã được chuẩn bị trước đó khoảng một tháng. Lớp giấy trắng này mỗi năm được thay một lần và thay vào đúng ngày 30 Tết,

Ngoài ra, tất cả những công cụ lao động hàng ngày sẽ được rửa sạch sẽ, dán một mảnh giấy đỏ đưa lên bàn thờ 3 ngày Tết. Theo quan niệm người H’Mông, 3 ngày Tết là những ngày để gia chủ tri ân “người bạn” trong lao động sản xuất, 10 ngày sau mới lấy ra sử dụng. Anh A Dế (Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Trong dịp Tết cổ truyền, người H’Mông luôn thờ ma nhà và những dụng cụ lao động sản xuất. Vì những vật dụng đó giúp người H’Mông sinh sống, phát triển”.

Đặc biệt, trong mâm cỗ cúng tổ tiên vào ngày 30 Tết của người H’Mông không thể thiếu bánh dày. Nếu như với người Kinh ở miền xuôi, mâm cỗ Tết không thể thiếu bánh chưng, bánh tét thì Tết người H’Mông phải có bánh dày để cúng tổ tiên và trời đất. Người H’Mông quan niệm, bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và vạn vật trên mặt đất.

Gạo nếp nương thơm ngâm và đồ thành xôi đổ vào một máng gỗ, các chàng trai sức vóc khỏe mạnh dùng chày thay nhau giã đến khi thật nhuyễn và mịn, rồi gói lại bằng lá chuối. 6 cặp bánh đầu tiên gồm 12 chiếc tượng trưng cho 12 tháng trong một năm được dâng lên trời đất và vị thần mùa màng. Những chiếc bánh còn lại xếp vào hũ gỗ pơ mu đậy kín lại để ăn và thết đãi khách quý.

Kiêng kỵ trong ngày Tết

Để cho mùa màng được tốt tươi, vật nuôi trong nhà sinh sôi phát triển, người H’Mông kiêng không giẫm lên bếp lò, không để nước làm tắt lửa trong bếp, không để bánh dày bị cháy trong khi nướng, kiêng thổi lửa trong ba ngày Tết...

Người H’Mông không đón Giao thừa mà quan niệm khoảnh khắc Giao thừa được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm 30 Tết. Ông A Khua (bản Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Theo quan niệm người H’Mông, sau tiếng gà gáy đêm Giao thừa nếu con chó phát ra tiếng kêu đầu tiên trong năm mới, năm đó sẽ làm ăn phát đạt. Nếu những con thú rừng như cú mèo phát ra tiếng kêu đầu tiên của năm mới sẽ báo hiệu một năm làm ăn thất bát, bệnh tật nhiều”.

Theo quan niệm của người H’Mông, trong 3 ngày Tết ăn cơm chan canh năm đó ruộng nương sẽ bị ngập lụt làm ăn thất bát. Ngoài ra, đối với người H’Mông bánh dày như biểu tượng của mặt trăng, mặt trời nên trong 3 ngày Tết kiêng ăn bánh dày nướng. Đối với người H’Mông ăn bánh dày nướng năm đó sẽ gặp nhiều hạn tai ương, sẽ bị chết cháy.

Ngoài những tục lệ kiêng kỵ, người H’Mông cũng có những quan niệm mang may mắn vào trong gia đình vào ngày Tết. Đối với người H’Mông, trong 3 ngày Tết, gia chủ bán được một vật gì, năm đó sẽ buôn bán thuận lợi, làm ăn phát đạt. Anh A Khua (bản Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Để năm mới gia đình sẽ tậu được nhiều trâu bò, của cải trong nhà sẽ sinh sôi nảy nở thì trong những ngày mồng 7, mồng 8 sẽ đi tìm mua một con bò đang có chửa để dắt về nhà”.

Trong dịp Tết người H’Mông ở Mộc Châu cũng tổ chức các trò chơi truyền thống như đánh tu lu (đánh cù), ném pao, đánh quay… Từ ngày mùng 4, người H’Mông mới bắt đầu chơi Tết. Những bộ váy, áo đẹp nhất sẽ trưng diện trong dịp này. Bởi vậy, nổi bật trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là những gam màu rực rỡ của những chiếc váy tung xòe trên cánh đồng cải trắng ngút ngàn, là tiếng leng keng đồng bạc hoa theo bước chân thiếu nữ đi chơi xuân...

Xem thêm:
Những món ăn ngày tết của người Hmong

Đỗ Hòa (baohaiquan)
 



Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Tết cổ truyền của người Mông trong cuộc sống hiện đại

Tết cổ truyền của người Mông trong cuộc sống hiện đại

16/01/2018 21:24

Người Mông là một trong những dân tộc có phong tục Tết cổ truyền đậm đà bản sắc được gìn giữ lâu đời. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một tháng cũng là thời điểm bà con...

Sơn La tổ chức Ngày hội Hoa đào tại 'thiên đường hoa vùng Tây Bắc'

Sơn La tổ chức Ngày hội Hoa đào tại 'thiên đường hoa vùng Tây Bắc'

04/02/2018 22:08

Ngày hội Hoa đào đã được tổ chức thành công lần đầu tiên tại huyện Vân Hồ với nhiều hoạt động tôn vinh vẻ đẹp hoa đào cũng như bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Hồ

Tết ấm ở Mộc Châu

Tết ấm ở Mộc Châu

14/02/2018 12:45

Mấy năm gần đây, Mộc Châu ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và không ít du khách lựa chọn nơi này là điểm dừng chân ăn tết nguyên đán.

Lễ hội cầu mưa của người Thái Mộc Châu, nét đẹp đặc sắc những ngày đầu xuân

Lễ hội cầu mưa của người Thái Mộc Châu, nét đẹp đặc sắc những ngày đầu xuân

28/03/2018 21:55

Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có dân tộc Thái trắng. Trong đó, phải kể đến lễ hội cầu mưa, một trong những lễ hội quan trọng nhất...

Lễ cấp sắc của người Dao

Lễ cấp sắc của người Dao

09/09/2017 19:18

Lễ cấp sắc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thường được tổ chức vào tháng 11, 12 và tháng Giêng hằng năm.

Đắm say trong niềm vui Tết Độc lập - ngày hội cao nguyên Mộc Châu

Đắm say trong niềm vui Tết Độc lập - ngày hội cao nguyên Mộc Châu

29/08/2017 10:23

Năm nào cũng vậy, ngày lễ Quốc khánh 2.9 với bà con người Mông ở sống ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đều vô cùng ý nghĩa. Người Mông ở khắp nơi đổ về trung tâm thị trấn cùng nhau nô nức mở...

Đặc sắc lễ hội giữa lưng trời

Đặc sắc lễ hội giữa lưng trời

23/08/2017 21:59

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2/9, cộng đồng các dân tộc trên khắp dải rừng tây Bắc lại nô nức đổ về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La để tham dự một trong những lễ hội lớn nhất trong năm -...

Huyện Vân Hồ tổ chức lễ hội Hoa ban lần thứ 2 năm 2017

Huyện Vân Hồ tổ chức lễ hội Hoa ban lần thứ 2 năm 2017

10/04/2017 04:35

Trong 2 ngày 31/3 và 1/4, huyện Vân Hồ đã tổ chức Lễ hội Hoa ban năm 2017. Dự Lễ hội có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây