Huyện Vân Hồ tổ chức lễ hội Hoa ban lần thứ 2 năm 2017
Đây là lần thứ 2 huyện Vân Hồ tổ chức Lễ hội Hoa Ban, thu hút hàng nghìn du khách thập phương và bà con nhân dân các dân tộc trong tỉnh đến tham dự. Phần lễ được tổ chức tại xã Chiềng Khoa, phần hội diễn ra tại Quảng trường Khu trung tâm hành chính huyện. Trong đêm khai mạc, huyện đã tổ chức Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Vân Hồ - Mùa Ban nở” gồm 12 tiết mục ca, múa, nhạc đậm bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Hồ, đặc biệt có màn múa hát tái hiện truyền thuyết Nàng Ban; thi trình diễn trang phục dân tộc truyền thống và cải biên nâng cao, với 28 thí sinh tham gia.
Hội thi bắt cá tại Lễ hội.
Trong ngày hội, 14 đội, với 420 vận động viên đến từ các xã trên địa bàn huyện tham gia thi đấu ở các nội dung: bắn nỏ, đẩy gậy, ném còn, kéo co tập thể, kéo co cá nhân, đánh quay, chọi gà, chế biến trưng bày mâm cỗ truyền thống, trại văn hóa, bắt cá... bên cạnh các nội dung thi đấu thể thao, còn có các hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm kinh tế, văn hóa; tham quan du lịch khu hang động, đồi chè, vườn hoa, khu di tích cách mạng... Qua Lễ hội Hoa ban, huyện Vân Hồ hướng tới xây dựng thương hiệu du lịch của huyện, đây cũng là hoạt động hưởng ứng Chương trình năm Du lịch quốc gia 2017 của tỉnh Sơn La.
Ban tổ chức Lễ hội đã trao 10 giải nhất, 10 giải nhì, 10 giải ba và các giải khuyến khích cho các đội ở các nội dung thi; trao 6 giải A, 8 giải B, 9 giải khuyến khích cho các thí sinh tham gia trình diễn trang phục dân tộc truyền thống. UBND huyện đã tặng Giấy khen cho 12 tập thể và 26 cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức Lễ hội.
Tác giả: Vũ Tuấn
Bài viết liên quan
Đặc sắc lễ hội giữa lưng trời
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2/9, cộng đồng các dân tộc trên khắp dải rừng tây Bắc lại nô nức đổ về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La để tham dự một trong những lễ hội lớn nhất trong năm -...
Đắm say trong niềm vui Tết Độc lập - ngày hội cao nguyên Mộc Châu
Năm nào cũng vậy, ngày lễ Quốc khánh 2.9 với bà con người Mông ở sống ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đều vô cùng ý nghĩa. Người Mông ở khắp nơi đổ về trung tâm thị trấn cùng nhau nô nức mở...
Lễ cấp sắc của người Dao
Lễ cấp sắc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thường được tổ chức vào tháng 11, 12 và tháng Giêng hằng năm.
Phong tục ngày Tết của người H'Mông ở Mộc Châu
Khác với người Kinh và đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước, người H’Mông ở Mộc Châu (Sơn La) ăn Tết vào đầu tháng Chạp âm lịch và kéo dài trong một tháng. Ngày Tết của dân tộc H’Mông ở...
Lễ hội Hết Chá trong quá khứ
Còn vài ngày nữa lễ hội Hết Chá sẽ diễn ra tại bản Áng, xã Đông Sang với những điệu múa xòe, món ăn đặc sắc trong tiếng nhạc rộn ràng. Dưới đây giới thiệu đôi nét về lịch sử và nội dung của lễ...
Ngày tết của đồng bào Hmong Mộc Châu rực rỡ trên trang ảnh nổi tiếng
Khung cảnh rực rỡ và đầy sức sống trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La trong ngày tết truyền thống của đồng bào người Mông đã được trang ảnh nổi tiếng Bored Panda chia sẻ.
Lên Tà Số xem người H'Mông cúng đá
Lễ cúng Đá của người H'Mông là một nét đặc sắc tồn tại và được duy trì ở hầu hết các thế hệ, từ đời này qua đời khác. Nếu có dịp lên Tà Số ăn tết cùng đồng bào ở đây, bạn sẽ có một trải nghiệm,...
Hoa hậu bò sữa Mộc Châu được luyện như thế nào?
Để một nàng bò sữa trở thành Hoa hậu bò ở Mộc Châu không hề đơn giản. Đó là quá trình gian nan tập luyện, thi sơ khảo và thi chung khảo với nhiều nội dung khác nhau. Hãy xem những nàng bò được...
Giới thiệu điểm đến
Dịch vụ
Bài viết xem nhiều
- Tân hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2023 và lượng sữa kỷ lục
- Công ty cổ phần du lịch Pha Luông – Du lịch sinh thái, kế thừa văn hoá và sự bền vững
- Những bản du lịch cộng đồng đẹp mộng mơ của Mộc Châu và Vân Hồ
- Hướng dẫn bình chọn Mộc Châu đạt giải thưởng "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới" năm 2023