Lễ hội Hết Chá trong quá khứ
Khôi phục lại Lễ hội đã từng bị lãng quên
Được mệnh danh là "Đà Lạt" của vùng Tây Bắc, cao nguyên Mộc Châu trải dài với những đồi chè, đồng cỏ xanh mướt. Buổi sáng, sương phủ trắng chân núi, còn trưa thì không khí mát lạnh dù cái nắng vàng đã lan khắp mọi nơi.
Cách trung tâm thị trấn Mộc Châu chừng 3km, chúng tôi tìm về Xã Đông Sang, được anh Vi Văn Tuyền cán bộ phòng văn hóa xã Đông Sang giới thiệu về con người, phong tục tập quán của địa phương mình.
Đông Sang gồm 12 bản với các dân tộc Thái, Kinh, Mông…mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng được thể hiện rõ nhất qua phần lễ hội, trong số đó không thể không nhắc đến lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái trắng.
Lễ hội Hết Chá của Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã có từ lâu đời, cứ đến mùa xuân, khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng là người dân nơi đây tổ chức lễ hội Hết Chá. Theo lời kể của nghệ nhân Hoàng Văn Xuyên thì ông là đời thứ 3 của nghệ nhân Hết Chá nổi tiếng nhất trong vùng,
Ông kể rằng: “Ông nội tôi là cụ Hoàng Văn Chôm sinh vào khoảng nửa đầu thế kỷ 19 và mất vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20, thế hệ của cụ Hoàng Văn Chôm còn có các cụ Lữ Văn Tống, cụ Vì Văn Hượng là các nghệ nhân Hết Chá nổi tiếng nhất vùng. Sau đó các cụ đã truyền lại cho con cháu như cụ Hoàng Văn Ong, cụ Vì Văn Năm, cụ Lường Văn Tự. Đây là những nghệ nhân Hết Chá có tiếng trong Bản Áng vào những năm 1963”.
Lễ hội Hết Chá chỉ phát triển mạnh nhất từ năm 1963 trở về trước, từ sau chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, toàn dân tộc chung sức người, sức của cho công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước, thời gian thấm thoát thoi đưa, lớp người nghệ nhân mất đi và việc tổ chức lễ hội Hết Chá cũng dần bị lãng quên.
Ông Xuyên là người trực tiếp được phục vụ lễ hội Hết Chá nhiều năm về trước nên hiểu sâu sắc về nguồn gốc và sự ra đời của lễ hội Hết Chá. Từ lâu ông đã nung nấu ý tưởng khôi phục lại vì bản thân ông thấy lễ hội có ý nghĩa sâu sa, đầy tính nhân văn, tính giáo dục, là hình thức sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa gắn kết cộng đồng.
Từ đầu năm 2005 cấp ủy, chính quyền bản Áng đã họp và ra Nghị quyết nghiên cứu sưu tầm và khôi phục lại lễ hội Hết Chá, việc này được giao cho hội người cao tuổi của bản. Ông Xuyên được cấp ủy chính quyền bàn giao cho nhiệm vụ sưu tầm, khôi phục, đạo diễn lại đội Xòe Chá của bản. Đến năm 2016, Hết Chá được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Năm nay, niềm vui như được nhân đôi, khi cây đa bản Áng, cây đa cổ thụ thường xuyên diễn ra lễ hội được công nhận là Cây di sản.
Được ăn đừng quên đũa – được ở đừng quên ơn
Lễ hội Hết Chá còn được gọi là “Kin chiêng boác mả”, tức là thầy cúng ăn và nhận quà của con nuôi trong dịp tết hoa mạ, hoa ban.
Lễ hội Hết Chá gồm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội, đây cũng là hình thức ăn tết chia tay với mùa xuân để chuẩn bị bước vào sản xuất vụ mùa mới trong năm đạt kết quả tốt.
Theo như ông Xuyên cùng các vị già làng trong bản kể lại, xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường đến nhờ thầy mo. Thầy cúng có 3 hệ, hệ “Mo Mương” chuyên cúng bản, cúng mường cầu mưa thuận gió hòa, làng bản bình yên, hệ “Mo miếu” chuyên cúng hiếu hỉ, tiễn biệt người chết và hệ “Mo Mun” là thầy cúng chữa bệnh cho mọi người dân và nhận họ làm con nuôi sau khi chữa khỏi.
Thầy mo dùng mẹo bằng thuốc nam nên đã chữa được bệnh cho dân làng, mang ơn thầy mo, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, cứ mỗi dịp cuối năm (vào 29, 30 Tết), con cháu lại đến tạ ơn thầy mo, nhưng thời điểm đó đang bận rộn cho tết nên thầy mo ấn định lễ tạ ơn sẽ tổ chức vào tháng 3 hàng năm... Lễ hội Hết Chá từ đó mà thành.
Người già trong bản bản: Lễ hội Hết Chá của bản tôi từng bị lãng quên, nhưng nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và sự tâm huyết muốn phục dựng lại lễ hội của ông Xuyên mà một lần nữa Lễ hội Chá được duy trì, là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, là lễ hội đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, tôi thấy tự hào vì bản sắc dân tộc mình được sống lại trong thế hệ trẻ bây giờ”.
Phần lễ mang tính nhân văn sâu sắc giữa con người với con người, được thể hiện trong câu hát của bài thơ (Khặp Chá do khoặn) Hát Chá: Đáy kịn sớ nha lưu thú – đáy dú nha lúm công lưm khun. Tức là được ăn đừng quên đũa – được ở đừng quên ơn (những người đã giúp mình trong lúc ốm đau). Hết Chá còn mang nét đẹp văn hóa ứng xử của tình yêu đôi lứa, đây là dịp để (Báo Sạo Chá) trai gái tìm hiểu nhau.
Năm nay, lễ hội Hết Chá diễn ra từ ngày 24 đến 25/3/2017 tại bản Áng, xã Đông Sang.
Du khách có thể xem lịch tổ chức lễ hội Hết Chá năm 2017 tại đây
Theo Hà Linh - Báo Công Lý
Bài viết liên quan
Huyện Vân Hồ tổ chức lễ hội Hoa ban lần thứ 2 năm 2017
Trong 2 ngày 31/3 và 1/4, huyện Vân Hồ đã tổ chức Lễ hội Hoa ban năm 2017. Dự Lễ hội có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành...
Đặc sắc lễ hội giữa lưng trời
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2/9, cộng đồng các dân tộc trên khắp dải rừng tây Bắc lại nô nức đổ về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La để tham dự một trong những lễ hội lớn nhất trong năm -...
Đắm say trong niềm vui Tết Độc lập - ngày hội cao nguyên Mộc Châu
Năm nào cũng vậy, ngày lễ Quốc khánh 2.9 với bà con người Mông ở sống ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đều vô cùng ý nghĩa. Người Mông ở khắp nơi đổ về trung tâm thị trấn cùng nhau nô nức mở...
Lễ cấp sắc của người Dao
Lễ cấp sắc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, thường được tổ chức vào tháng 11, 12 và tháng Giêng hằng năm.
Ngày tết của đồng bào Hmong Mộc Châu rực rỡ trên trang ảnh nổi tiếng
Khung cảnh rực rỡ và đầy sức sống trên cao nguyên Mộc Châu, Sơn La trong ngày tết truyền thống của đồng bào người Mông đã được trang ảnh nổi tiếng Bored Panda chia sẻ.
Lên Tà Số xem người H'Mông cúng đá
Lễ cúng Đá của người H'Mông là một nét đặc sắc tồn tại và được duy trì ở hầu hết các thế hệ, từ đời này qua đời khác. Nếu có dịp lên Tà Số ăn tết cùng đồng bào ở đây, bạn sẽ có một trải nghiệm,...
Hoa hậu bò sữa Mộc Châu được luyện như thế nào?
Để một nàng bò sữa trở thành Hoa hậu bò ở Mộc Châu không hề đơn giản. Đó là quá trình gian nan tập luyện, thi sơ khảo và thi chung khảo với nhiều nội dung khác nhau. Hãy xem những nàng bò được...
Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2016
Hội thi hoa hậu bò sữa Mộc Châu năm 2016 sẽ diễn ra từ 14-15/10. Đây là cuộc thi thường niên với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn