Lễ cấp sắc của người Dao
Cấp sắc là một nghi thức đặc trưng và không thể thiếu được của người đàn ông Dao, được tiến hành một lần duy nhất trong đời. Người đàn ông phải trải qua lễ cấp sắc mới được cộng đồng làng bản công nhận đã trưởng thành, được tham gia các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của dòng họ. Lễ cấp sắc của người Dao gồm nhiều nghi lễ như: đặt tên âm, lễ cấp sắc ba đèn, lễ cấp sắc bảy đèn, lễ cấp sắc 12 đèn và lễ đội đèn, lễ hạ đèn, lễ giao binh, lễ trình Ngọc Hoàng, lễ cấp bản sắc, lễ tạ ơn tổ tiên... Thời gian tiến hành lễ cấp sắc kéo dài từ một đến năm ngày, ngày tháng thực hiện cấp sắc được chọn rất cẩn thận. Sau khi các thầy khấn, làm các thủ tục, xin âm dương, thần linh, người được cấp sắc sẽ chính thức được đặt tên âm và được công nhận là người đã trưởng thành.
Trong lễ cấp sắc có phần cấp đạo (pháp danh) cho người thụ lễ với 10 điều cấm và 10 điều nguyện. Trong không gian của lễ cấp sắc có các điều răn dạy với nội dung hướng con người tới cái thiện, sống có đạo đức, có nhân cách, có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Ðây cũng là nghi lễ thể hiện khát vọng về cuộc sống ấm no và hạnh phúc, thắm tình đoàn kết của đồng bào Dao.
Lễ cấp sắc là nét đẹp văn hóa độc đáo, thu hút sự tham gia của đông đảo du khách đến với ngày hội. Các điệu múa chuông trong lễ cấp sắc cũng thường được các đội văn nghệ quần chúng thể hiện trong các hoạt động cộng đồng, mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về mảnh đất, con người trên cao nguyên Mộc Châu.
Bài viết liên quan
Phong tục ngày Tết của người H'Mông ở Mộc Châu
Khác với người Kinh và đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước, người H’Mông ở Mộc Châu (Sơn La) ăn Tết vào đầu tháng Chạp âm lịch và kéo dài trong một tháng. Ngày Tết của dân tộc H’Mông ở...
Tết cổ truyền của người Mông trong cuộc sống hiện đại
Người Mông là một trong những dân tộc có phong tục Tết cổ truyền đậm đà bản sắc được gìn giữ lâu đời. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một tháng cũng là thời điểm bà con...
Sơn La tổ chức Ngày hội Hoa đào tại 'thiên đường hoa vùng Tây Bắc'
Ngày hội Hoa đào đã được tổ chức thành công lần đầu tiên tại huyện Vân Hồ với nhiều hoạt động tôn vinh vẻ đẹp hoa đào cũng như bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Hồ
Tết ấm ở Mộc Châu
Mấy năm gần đây, Mộc Châu ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và không ít du khách lựa chọn nơi này là điểm dừng chân ăn tết nguyên đán.
Đắm say trong niềm vui Tết Độc lập - ngày hội cao nguyên Mộc Châu
Năm nào cũng vậy, ngày lễ Quốc khánh 2.9 với bà con người Mông ở sống ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La đều vô cùng ý nghĩa. Người Mông ở khắp nơi đổ về trung tâm thị trấn cùng nhau nô nức mở...
Đặc sắc lễ hội giữa lưng trời
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2/9, cộng đồng các dân tộc trên khắp dải rừng tây Bắc lại nô nức đổ về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La để tham dự một trong những lễ hội lớn nhất trong năm -...
Huyện Vân Hồ tổ chức lễ hội Hoa ban lần thứ 2 năm 2017
Trong 2 ngày 31/3 và 1/4, huyện Vân Hồ đã tổ chức Lễ hội Hoa ban năm 2017. Dự Lễ hội có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành...
Lễ hội Hết Chá trong quá khứ
Còn vài ngày nữa lễ hội Hết Chá sẽ diễn ra tại bản Áng, xã Đông Sang với những điệu múa xòe, món ăn đặc sắc trong tiếng nhạc rộn ràng. Dưới đây giới thiệu đôi nét về lịch sử và nội dung của lễ...