Lễ hội cầu mưa của người Thái Mộc Châu, nét đẹp đặc sắc những ngày đầu xuân

Thứ tư - 28/03/2018 21:55

Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có dân tộc Thái trắng. Trong đó, phải kể đến lễ hội cầu mưa, một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm đối với người Thái ở xã Mường Sang. Năm nay, lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày 31.3.2018
Lễ hội cầu mưa của người Thái Mộc Châu, nét đẹp đặc sắc những ngày đầu xuân
 
Lễ hội cầu mưa của người Thái
Bà con đi xin nước về làm lễ - Ảnh: Sưu tầm
 
Người xưa kể rằng, vào một năm nọ, nơi này xảy ra hạn hán rất lâu, không có nước, hoa màu, vạn vật đều bị chết khô. Vì vậy, bà con đã tụ tập lại, bàn nhau làm thế nào để có mưa xuống cho muôn loài được sinh sôi, nảy nở. Nhưng bàn nhau mãi không được, do không có dòng họ nào dám đứng lên xin “Then” (trời) cho mưa xuống vì sợ Then phạt. Khi đó, một bà góa đã tình nguyện đứng ra làm người hy sinh, cùng thầy mo đi cầu mưa. Bà nói rằng nếu ông Then phạt, bắt phải chết, bà không lo sợ nữa, chỉ mong dân bản hãy làm lễ cúng cho bà hàng năm. Thương người đàn bà góa mà có tấm lòng vì bản mường, dân bản cùng nhau lập lễ cầu xin ông trời ban mưa. Từ đó, cứ đến ngày 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội “cầu mưa” được tổ chức.
 
Lễ hội cầu mưa của người Thái Lễ hội cầu mưa của người Thái  - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Nhịp chống, chiêng mở đầu cho lễ hội, bà con trong bản tụ tập đông đủ cùng thầy mo ra mó nước và xin phép gánh nước về làm lễ. Trong đoàn đi lấy nước, vai trò của bà góa rất quan trọng. Theo sau thầy mo và sính lễ, bà góa là người xin nước đầu tiên tiếp đến mới là đại diện dân bản. Khi đoàn đi lấy nước trở về tới địa điểm tổ chức lễ hội, một người đại diện cho ông Then ngồi phía trên, hướng mặt về phía lễ. 
 


Lễ hội cầu mưa của người Thái
Các lễ vật trong lễ cầu mưa - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Thầy mo ngồi dưới, cùng với những người vừa đi lấy nước về, dân bản ngồi xung quanh phía sau. Nước lấy về được dựng quanh cây nêu. Thầy mo đọc bài cúng kể cho ông Then biết nỗi khổ của dân làng khi không có mưa, cầu xin ông trời ban mưa xuống cho ruộng đồng, cây cối tốt tươi. Kết thúc bài cúng, ông Then sẽ tuyên bố ban nước cho dân làng, để bà con có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Sau đó ông Then bưng chậu nước đi vòng quanh, vừa đi vừa vẩy nước vào tất cả bà con dân làng đến dự lễ. 
 
Ông Hà Văn Thu, trưởng bản Nà Bó 1 cho biết, để tổ chức lễ hội cầu mưa, bà con dân làng đã phải chuẩn bị cách đó 1 tháng, các công việc chuẩn bị được giao cho từng người. Vật dụng không thể thiếu trong lễ là cây nêu được làm khá cầu kỳ được gọi là cây hoa vạn vật. Cây nêu này phải là một cây tre thẳng, dài khoảng 2 mét rưỡi được trang trí những cành hoa ban trắng, những bông lau, xung quanh treo nhiều hình chim muông thú rừng, cá tôm dưới nước, cùng những vật dụng thường ngày được bà con dùng tre đan thành những hình cái quạt nhỏ, những chiếc rổ rá, cày, bừa, dao, thuổng tượng trưng…
 
 

 Lễ hội cầu mưa của người Thái Mộc Châu
Cây nêu trong lễ cầu mưa - Ảnh: Sưu tầm
 
 
 
Đồ sinh lễ không thể thiếu 1 con gà cúng thổ công thổ địa, 1 con gà cúng ông Then cầu mưa, 1 con cá chép, vòng bạc, mâm gạo trắng, xôi 3 màu, hoa quả, 7 quả trứng gà, cùng nhiều sản vật gắn liền với đời sống hằng ngày của bà con như măng đắng, chuối xanh, cơm lam, cá xông khói, bánh trưng, gạo nếp, gà luộc... Bà con người Thái ở đây quan niệm như vậy mới thể hiện được tấm lòng thành kính của dân bản với trời đất, thần linh.
 
 
Lễ hội cầu mưa của người Thái Bạn hãy đến và thưởng thức - Ảnh: Sưu tầm
 
 
 
 
Kết thúc lễ hội, bà con cùng nhau nâng chén rượu mừng, cầu chúc cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, xua tan bệnh tật. Sau đó, trong niềm hân hoan, họ cùng nhau đi trồng cây để gìn giữ nguồn nước, khơi thông cống rãnh, dọn dẹp bờ mương, bờ suối để nước không bị ứ đọng, nước vào đồng ruộng thông suốt
 
LỄ HỘI CẦU MƯA NĂM 2018
Lễ Hội Cầu Mưa sẽ diễn ra vào 7h sáng ngày 31.3 ( tức 15.2 âm lịch), địa điểm tổ chức tại nhà văn hóa xã Mường Sang ( gần UBND xã). 
Trân trọng kính mời.


 


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Mộc Châu vào mùa thi hoa hậu "bò sữa"

Mộc Châu vào mùa thi hoa hậu "bò sữa"

02/10/2018 05:43

Cao nguyên Mộc Châu sáng mùa thu trời trong vắt, thoáng trong gió cái se lạnh đặc trưng, sau khi đã được vắt sữa, ăn no, những ứng viên của cuộc thi Hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2018 được chủ nhân dắt...

Đặc sắc lễ hội Hết Chá ở xã Đông Sang năm 2019

Đặc sắc lễ hội Hết Chá ở xã Đông Sang năm 2019

13/03/2019 04:50

Đến với Lễ hội Hết Chá 2019, nhân dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Mộc Châu.

Hết Chá-Lễ hội đậm nét văn hóa tâm linh của người Thái trắng Mộc Châu

Hết Chá-Lễ hội đậm nét văn hóa tâm linh của người Thái trắng Mộc Châu

28/03/2019 03:19

Lễ hội Hết Chá là nét văn hóa tâm linh sâu sắc, mang ý nghĩa đoàn kết cộng đồng của người Thái Trắng mộc Châu. Lễ hội được tổ chức vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa ban, hoa mạ nở

Lịch tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2019

Lịch tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2019

31/07/2019 22:10

Ngày hội Văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2019 diễn ra từ ngày 29/8 đến ngày 4/9/2019, đây là sự kiện quy mô, được chủ trì bởi UBND huyện Mộc Châu. Sự kiện đang nhận được rất nhiều sự quan...

Tết ấm ở Mộc Châu

Tết ấm ở Mộc Châu

14/02/2018 12:45

Mấy năm gần đây, Mộc Châu ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và không ít du khách lựa chọn nơi này là điểm dừng chân ăn tết nguyên đán.

Sơn La tổ chức Ngày hội Hoa đào tại 'thiên đường hoa vùng Tây Bắc'

Sơn La tổ chức Ngày hội Hoa đào tại 'thiên đường hoa vùng Tây Bắc'

04/02/2018 22:08

Ngày hội Hoa đào đã được tổ chức thành công lần đầu tiên tại huyện Vân Hồ với nhiều hoạt động tôn vinh vẻ đẹp hoa đào cũng như bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Hồ

Tết cổ truyền của người Mông trong cuộc sống hiện đại

Tết cổ truyền của người Mông trong cuộc sống hiện đại

16/01/2018 21:24

Người Mông là một trong những dân tộc có phong tục Tết cổ truyền đậm đà bản sắc được gìn giữ lâu đời. Theo phong tục truyền thống, khoảng trước Tết Nguyên đán một tháng cũng là thời điểm bà con...

Phong tục ngày Tết của người H'Mông ở Mộc Châu

Phong tục ngày Tết của người H'Mông ở Mộc Châu

08/01/2018 20:44

Khác với người Kinh và đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước, người H’Mông ở Mộc Châu (Sơn La) ăn Tết vào đầu tháng Chạp âm lịch và kéo dài trong một tháng. Ngày Tết của dân tộc H’Mông ở...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây