Toàn cảnh lễ hội hết chá của nguời Thái Mộc Châu (3-2011)
Cây nêu là vật trung tâm của lễ hội, đã đựoc làm từ truớc, trong buổi lễ, dân bản sửa soạn dựng cây nêu để làm lễ. Theo truyền tích của người Thái, các vị thần linh và tổ tiên về sẽ trú ngụ trong cây nêu.
Trên cây nêu là những con thú, đồ dùng gắn liền với cuộc sống như: chim, thú, ve sầu, ếch, chiêng, trống, thuyền, quạt...
Ông thầy mo sẽ chuẩn bị các lễ vật để gọi thần linh về vui hội
Buổi lễ đựoc bắt đầu bằng lời tuyên bố của ông chủ tế. Tiếng chiêng trống rộn ràng nổi lên, cùng lúc đó, các ông thầy mo dẫn đầu đoàn ruớc hoa ban, hoa bó pip đến chỗ dựng cây nêu
Khi mọi thứ đã ổn định, 3 ông thầy mo sẽ khấn mời thần linh về dự lễ, xuống trần ăn tết, ăn măng giữa mùa hoa ban nở và cùng đánh trống đánh chiêng, múa xoè cho vui bản
Tiếp đó, ông thầy sẽ đựoc nhập thần. Và diễn trò, sẽ đi kiểm tra cây nêu, xem năm nay con cháu có thành tâm thành ý không
Dạy dân làm ruộng:
Vực trâu đi cày
=> Ca tụng công ơn các vị thần đã truyền dạy nghề cho nguời Thái
Tiếp đến là những màn diễn trò, trai gái đi bắt ốc, mò cua
"cô gái "này rất chăm chỉ làm việc, nhưng bị "chàng trai" luời biếng nẫng tay trên
Chàng ta còn tìm cách trêu gẹo cô
Nhưng cô cũng không phải tay vừa, phản ứng dữ dội, xô ngã cả chàng trai nọ
Rồi còn tích thi nấu ăn giữa 2 cô gái, 1 chăm chỉ, 1 luời biếng
=> Đều là trai giả gái cả. Đều để lại tiếng cuời thú vị cho mọi người. Cuối cùng là cảnh con nuôi thầy mo đến tạ ơn, mời ruợu
Xen kẽ giữa các tích trò là phần xoè nhịp nhàng của các đội văn nghệ của xã
Cuối cùng là vòng xòe chá dành cho tất cả mọi nguời
Là hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc, có ý thức gắn kết sát cánh bên nhau bước vào mùa vụ mới. Đây cũng là ngày lễ tạ ơn đất trời, tạ ơn sinh thành, giáo dưỡng, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống an lành, yên vui. Lễ hội cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. Đến với Lễ hội, rất nhiều trò chơi dân gian, món ăn truyền thống đã đựơc đem ra thi thố, góp vui. Du khách cũng đựoc chơi, thuởng thức những món ăn thú vị của nguời Thái.
ném còn
gõ trống
tó má lẹ
Bữa cơm đặc sản giá gần 1triệu đồng
Nguồn tin: http://dulichmocchau.net
Bài viết liên quan
Độc đáo phong tục gội đầu của người phụ nữ Thái
Với người phụ nữ Thái, bên cạnh “tăng cẩu” thì nghệ thuật gội đầu, chăm sóc tóc của họ cũng được coi là cả một nghệ thuật mới mẻ với nhiều nét độc đáo.
Đi rừng cùng người Thái Mộc Châu
Người Thái cư trú khá lâu đời ở Tây Bắc, ngoài những lễ hội truyền thống, những món ăn đặc biệt, những điệu xòe quyến rũ, họ còn có biệt tài chữa bệnh. Trong một dịp may hiếm có, tôi được cùng họ...
Xem cuộc thi Hoa hậu có một không hai tại Việt Nam
Tại Mộc Châu - Sơn La, cứ vào ngày 14-15.10 hàng năm, đều diễn ra một cuộc thi hoa hậu hết sức độc đáo: cuộc thi dành cho những chú bò được nuôi tại Thảo nguyên Mộc Châu. “Hội thi hoa hậu bò sữa...
Gọi thần mặt trời trở lại sau đêm tối
Khi hoa cúc quỳ lìa nhụy theo từng cơn gió lạnh, cũng là lúc hoa đào hồng bạt ngàn trên dọc cung đường Tây Bắc. Lúc này, ngược qua đây, ta sẽ như lạc vào vườn xuân kỳ diệu. Đó là dịp Tết của đồng...
Lên Mộc Châu ăn Tết dân tộc H'Mông
Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người Mông ở xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết của...
Tết xíp xí của người Thái trắng
Ở Việt Nam, người Thái có số dân hơn một triệu người, chia làm hai nhóm: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Đồng bào sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa,...
Bò Mộc Châu thi 'hoa hậu'
Căng thẳng không kém một cuộc thi đấu thực sự, hơn 100 thí sinh tuyển lựa từ gần 7.000 bò ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) đã đua tài giành ngôi "hoa hậu bò sữa". Hình ảnh cuộc thi đã trở thành một...
Trò chơi độc đáo trên bản Mông
Những ngày xuân ở vùng cao, sắc cảnh thiên nhiên đổi thay bởi những sắc màu rự rỡ của cánh hoa đào lung linh trong gió, của trang phục những đôi trai gái rập rìu tìm bạn. Trong khung cảnh vùng...