Bò Mộc Châu thi 'hoa hậu'
a
Một ngày trước khi diễn ra vòng chung kết, thời tiết mát mẻ, nắng đẹp. Các thí sinh nhởn nhơ gặm cỏ...
... và được các ông, bà chủ tắm rửa, vệ sinh kỹ càng.
Mới 7 tuổi nhưng bé Lê Duy Vinh đã biết chơi đùa, chăm sóc các nàng bò sữa. Trước phần thi cuối cùng, bé tỏ ra rất hồi hộp và lo lắng cho nàng bò nặng hơn 600 kg của nhà mình.
Tuy vậy, thí sinh có vẻ như không hề căng thẳng.
Thắt nơ trang điểm.
... bôi dầu bóng làm mượt lông...
...chải "tóc"
...hay tỉa tót cho thêm phần gợi cảm.
Hàng chục nàng bò, bê làm duyên trong cái rét chớm vùng cao nguyên.
Ngay trước thời điểm diễn ra "vòng chung kết", một nàng bê nặng 36 kg chào đời. Theo Ban tổ chức, đây là điều rất may mắn cho cuộc thi.
Cuộc thi kết thúc với danh hiệu "Hoa hậu bò sữa 2010" cho nàng bò của gia đình bà Nguyễn Thị Chiên. Thí sinh này nặng 680 kg được gia đình bà Chiên nuôi từ năm 2002. Đến nay, nàng đã đẻ lứa thứ 5. Yếu tố giúp thí sinh này giành giải là dáng đi đẹp, hình thể cao, dài. Trong ngày dự thi hoa hậu, "nàng" đã cho 34 kg sữa. Tổng giá trị tiền thưởng dành cho hoa hậu là 46 triệu đồng.
>> Màn trình diễn của các thí sinh
Tại vòng chung kết, ngoài việc chấm các chỉ tiêu về hình thể, năng suất cho sữa... các thí sinh còn tham dự màn trình diễn trước hàng trăm khán giả.
Mỗi nàng phải đi hai vòng trên sân khấu để trình diễn vẻ đẹp của mình.
Có nàng rất tự tin...
... cũng có nàng bướng bỉnh, không chịu trình diễn.
Hoa hậu năm 2009 của gia đình anh Phạm Văn Tảo cũng đến góp vui tại cuộc thi.
Cuộc thi vào tháng 10 hàng năm đã trở thành một phần trong cuộc sống của xứ sở bò sữa Mộc Châu.
Dù trời mưa tầm tã, rất đông em nhỏ và người dân nơi đây vẫn háo hức xem các thí sinh thi thố.
Ông Nguyễn Đăng Vang (đeo kính), Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội (nguyên Cục trưởng Chăn nuôi) chia sẻ niềm vui với gia đình có thí sinh giành ngôi hoa hậu. Cuộc thi sau 7 lần tổ chức đã trở thành nét văn hóa độc đáo và là ngày hội để người chăn nuôi trong vùng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và tôn vinh những bàn tay vàng trong ngành chăn nuôi bò sữa.
Theo Nguyễn Hưng vnexpress.net
Nguồn tin: Sưu tầm
Bài viết liên quan
Tết xíp xí của người Thái trắng
Ở Việt Nam, người Thái có số dân hơn một triệu người, chia làm hai nhóm: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Đồng bào sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa,...
Lên Mộc Châu ăn Tết dân tộc H'Mông
Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người Mông ở xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết của...
Toàn cảnh lễ hội hết chá của nguời Thái Mộc Châu (3-2011)
Mùa hoa ban, măng đắng lại về, ngày mùa cũng chuẩn bị bắt đầu. Đến hẹn lại lên, nguời Thái Tây Bắc lại rộn ràng với lế hội Hết Chá đầu xuân...
Độc đáo phong tục gội đầu của người phụ nữ Thái
Với người phụ nữ Thái, bên cạnh “tăng cẩu” thì nghệ thuật gội đầu, chăm sóc tóc của họ cũng được coi là cả một nghệ thuật mới mẻ với nhiều nét độc đáo.
Trò chơi độc đáo trên bản Mông
Những ngày xuân ở vùng cao, sắc cảnh thiên nhiên đổi thay bởi những sắc màu rự rỡ của cánh hoa đào lung linh trong gió, của trang phục những đôi trai gái rập rìu tìm bạn. Trong khung cảnh vùng...
Mùa "bắt vợ"
Khi làn sương mù tràn về che phủ những non cao, khi cái lạnh bắt đầu len lỏi qua những tà áo, khi những bông đào dần chớm nụ .. cũng là mùa “bắt vợ” của những chàng trai người Mông....
Tưng bừng ngày hội Mộc Châu miền đất yêu thương
Năm nay, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu được tổ chức với quy mô cấp huyện nhưng lượng du khách trong vào ngoài nước đến với Mộc Châu được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay.