Trò chơi độc đáo trên bản Mông

Thứ tư - 07/03/2012 03:57

Những ngày xuân ở vùng cao, sắc cảnh thiên nhiên đổi thay bởi những sắc màu rự rỡ của cánh hoa đào lung linh trong gió, của trang phục những đôi trai gái rập rìu tìm bạn. Trong khung cảnh vùng cao tràn đầy sức xuân ấy bao giờ cũng kèm theo các trò chơi dân gian độc đáo.

 

Trái pa pao lời hẹn ước

Khi những tia nắng đầu tiên xuyên qua màn xương trắng xua đi cái giá lạnh của mùa đông, những cành đào nở bật những bông hoa rực rỡ là lúc bà con đồng bào Mông vui đón tết. Trên các bãi bằng đầu bản, trò ném pa pao thu hút nhiều người từ bản bên, xã bạn gần xa đến tham gia trong không khí vui vẻ đoàn kết, nhưng phần đông tham gia là các nam thanh, nữ tú. Xuân về trái pa pao đem đến cho các bản làng vùng cao niềm vui đầm ấm đoàn kết và trái pa pao như một lời hẹn, trao nhau nỗi nhớ, để nên những lứa đôi hạnh phúc.

Trái Pa pao được khâu nối các miếng vải thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải, nên trọng lượng khá nhẹ đủ để người đón nhận trái pa pao nhẹ nhàng. Trò chơi ném pao đơn giản, người chơi đứng thành từng tốp, chia 2 bên nam và nữ, cách nhau 6 đến 7 mét và ném theo đôi. Người ném và bắt pa pao khéo léo, không để pa pao rơi xuống đất. Trong cuộc chơi cũng tuỳ theo nhóm có thể đề ra các giao ước vui, như ai để pa pao rơi sẽ phải hát đền một bài, hay nhảy lò cò, cõng bạn chạy vòng tròn… Điểm đặc sắc nhất là, ném pa pao cũng là dịp để trai gái trao gửi ánh mắt nụ cười tìm bạn lòng. Khi ném pa pao là trao cả ánh mắt nụ cười cho nhau. Các chàng trai mến cô gái nào thì giữ quả pa pao để sau có cớ cầm đến nhà hay tìm gặp để bày tỏ tỉnh cảm, nếu hợp nhau, họ hẹn hò và bắt đầu một mối tình.

IMG_5869
images1
images
images2
images4


Dũng mãnh, tự tin trên lưng ngựa 

Đua ngựa không thể thiếu trong những ngày tết ở vùng cao. Đua ngựa thường được tổ chức để các chàng trai thể hiện mình.

Trước ngày tết, cả bản cùng nhau sửa lại đường đua ngựa, đường đua thường làm vòng quanh trên mỏm đồi hay các triền núi thoai thoải, không gập ghềnh và hiểm trở. Trước ngày đua, những chú ngựa đua được chăm bẵm, tắm táp sạch sẽ, chải lông bóng mượt. Các chàng trai dù chưa có vợ hay đã có vợ đều hào hứng với cuộc đua này. Bởi, đua ngựa là biểu hiện của tinh thần phóng khoáng, dũng mãnh và tự tin của chàng trai người Mông. Ngày đua, các chàng trai gọn gàng trong sắc phục, cổ đeo nhiều vòng bạc; bà con từ già trẻ, gái trai tụ tập hò reo cổ vũ, trong đó không thể thiếu những bóng dáng thiếu nữ .

Hiệu lệnh bắt đầu, tốp đua ngựa lao như tên bắn về phía trước, tay cầm chặt dây cương các chàng trai rạp người trên mình ngựa, huých mạnh để ngựa tung vó nhanh hơn để vượt lên phía trước. Người thắng cuộc là những người trở về nơi xuất phát sớm nhất. Những người đua đều tự giác và giám sát nhau, nên đều được thực hiện đúng theo quy định và coi đây là sự cao thượng trong đua ngựa. Kèm theo đua thường đưa ra các trò để thi thố tài năng, như: sải mình xuống với lấy một vật gì đó đặt dưới đất hoặc lấy được bầu rượu treo trên cao đặt ở phía cuối đường bên kia rồi vòng lại hoặc nhào lộn trên lưng ngựa…

Cuộc thi đua ngựa diễn ra hấp dẫn trước sự hò reo cổ vũ của bà con dân bản. Với các chàng trai chưa vợ dịp đua ngựa là lúc họ thể hiện mình, cố gắng tạo ra sự oai phong để lọt vào mắt các cô gái. Người thắng và người thua đều mừng nhau trong chén rượu nồng ấm áp giữa ngày xuân.

dua_ngua
dua_ngua_2
dua_ngua_4
dua_ngua_5
dua_ngua_3

Cùng với ném Pao, đua ngựa, các tro chơi đánh tu lu, thổi khèn cũng được tổ chức để các chàng trai trổ tài. Những trò chơi hiện đang được gìn giữ lưu truyền như một nét văn hoá độc đáo càng làm cho mùa xuân trên các bản Mông thêm xuân.

 

Sự tích bánh dày

Thuở xưa, có chàng trai người Mông tên là PLai, bị thần Hổ về bản bắt mất người yêu về làm vợ. Quyết tìm được người yêu, chàng PLai đã dùng bánh dày để làm lương thực đi tìm nàng. Qua bao gian nan khổ ải, chàng đã tìm được nàng. Cảm động trước tình yêu cao cả của chàng PLai, thần Hổ đã trả lại nàng Dợ cho chàng. Từ đó, chiếc bánh dày đã trở thành biểu tượng của tình yêu thuỷ chung đôi lứa trai gái người Mông. Ngày nay, sự tích bánh dày đã đi vào lễ hội, trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào Mông.
Giã bánh dày của người Mông
Tại tuần văn hoá các dân tộc Sơn La tổ chức tại Mộc Châu năm 2005, sự tích bánh dày được các chàng trai người Mông đến từ các địa phương trong tỉnh tái hiện lại qua cuộc thi làm bánh dày lễ hội. Các đội đến tham gia đều phải chuẩn bị các vật cụ, như: củi, trõ xôi, gạo nếp, chày, cối giã, lá chuối và các chất phụ gia chống dính khi nặn làm bánh. Sau khi xôi chín, đổ vào cối hoặc máng, rồi theo hiệu lệnh của trọng tài, các đội tham gia thi thay phiên nhau giã hoặc vồ. Khi giã nhuyễn, các vận động viên trổ tài điệu nghệ thi nhau nặn thành những chiếc bánh tròn, dẹt đủ kích cỡ đặt trong khuôn lá chuối cắt tỉa hình tròn, bày lên mâm trong tiếng trống giục, hò reo cổ vũ của các cổ động viên đến chứng kiến cuộc thi. Sau khi hoàn thành việc làm bánh, các đội xếp hàng sau cỗ bánh dày, đợi Ban giám khảo đến kiểm tra, chấm điểm cho các đội tham gia thi làm bánh dày nhanh nhất, dẻo nhất và đẹp nhất. Cuối cùng, những chiếc bánh dày được các đội chia đều, tặng lại cho các đại biểu và những khán giả đến xem, cổ vũ.
banh
banh_day3
banh_day5

Hội thi giã bánh dày

Mùa xuân về, các chàng trai người Mông ngày nay vẫn thường mang bánh dày đi chơi xuân, ngoài làm lương thực dự trữ đường xa, bánh dày còn là món quà đầy ý nghĩa của các chàng trai, cô gái Mông đi kén duyên lấy vợ, gả chồng. Nét đẹp trong tình yêu đôi lứa mang đậm nét văn hoá truyền thống xuất phát từ lao động sản xuất, đề cao chân lý, lẽ phải của sự tích bánh dày đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị .
banh_day
banh_day1
Trần Tuấn
Theo: Baodientusonla

Nguồn tin: Sưu tầm



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Nét văn hóa dân tộc thái

Nét văn hóa dân tộc thái

08/03/2012 02:20

Vài nét về trò ném còn, cách uống rượu của nguời Thái Tây Bắc

Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái

Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái

08/03/2012 02:23

Mùa xuân đến, lộc xuân mơn mởn, tiết xuân hiền hòa, cái rét của mùa đông tan dần trong nắng ấm ban mai, tạo điều kiện cho cây rừng đâm chồi nảy lộc. Dưới dòng sông hay các khe suối, hiện lên màu...

Ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái

Ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái

08/03/2012 02:25

Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hoá ẩm thực riêng, có bí quyết riêng để chế biến các món ăn ngon miệng vào những ngày lễ tết, cưới xin, hội hè... ở tây bắc, nói đến ẩm thực, người ta nhắc...

Mùa "bắt vợ"

Mùa "bắt vợ"

07/03/2012 03:54

Khi làn sương mù tràn về che phủ những non cao, khi cái lạnh bắt đầu len lỏi qua những tà áo, khi những bông đào dần chớm nụ .. cũng là mùa “bắt vợ” của những chàng trai người Mông....

Ngây ngất thưởng thức món Pa Pỉnh Tộp

Ngây ngất thưởng thức món Pa Pỉnh Tộp

07/03/2012 03:52

Về hình thức, các món ăn Thái nhìn chung không cầu kỳ kiểu cách nhưng khi đã được thưởng thức thì không dễ quên được, trong đó đặc biệt là món '' Pa Pỉnh Tộp" (tức là cá nướng úp) đậm đà bản sắc...

"Sống thử" nét văn minh của người Thái

"Sống thử" nét văn minh của người Thái

07/03/2012 03:40

Ăn chung, ở chung, cùng vui chơi, cùng làm việc trong tình cảm đầy khao khát của bản năng nhưng vô cùng trong sáng và qui củ. Đời sống tình cảm của người Thái có thể ...

Đặc sản ốc đá Suối Bàng

Đặc sản ốc đá Suối Bàng

07/03/2012 02:54

Sau cơn mưa chiều, đám thanh niên bản Khoang Tuống(xã Suối Bàng) hò nhau ra suối bắt ốc. Tối đó, những chén rượu ấm nồng liên tục nâng lên đặt xuống bên đĩa ốc suối ngon lành. Nhưng ai đó tưởng...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây