Lên Mộc Châu thưởng thức bê chao, cá suối
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, không khí mát lạnh, trong lành, những thảo nguyên mênh mông xanh cỏ, Mộc Châu tự hào là nơi phát triển đàn bò lớn nhất cả nước cả về số lượng lẫn chất lượng.
Những chú bò non (bê) ở đây khi mới sinh ra sẽ được xác định giới tính. Nếu là bê cái sẽ giữ lại nuôi để lấy sữa. Còn bê đực không cho sinh sản sẽ bị loại. Bê con bị loại được dùng làm nguyên liệu cho một món ăn thơm ngon, độc đáo của vùng đất cao nguyên: bê chao.
Đã từ lâu, bê chao là một món ăn không thể bỏ qua khi bạn đến với vùng đất cao nguyên này. Bê chao Mộc Châu nổi tiếng đến mức mọi người thưởng rỉ tai nhau rằng: “Đến Mộc Châu mà chưa ăn bê chao thì không gọi là đến Mộc Châu”. Nếu sữa tươi Mộc Châu nổi tiếng xa gần vì vị thơm ngậy tự nhiên hiếm có thì thịt bê nơi đây cũng thơm ngon, bổ dưỡng khác thường.
Bê con được nuôi dưỡng trong môi trường lý tưởng nên có hương vị vô cùng độc đáo. Tuy nhiên, theo như lời của người dân địa phương thì món bê chao đậm đà và ngon nhất phải làm từ thịt của những chú bê con chỉ vừa sinh ra được 7 ngày tuổi, chỉ bú sữa bò mẹ mà chưa ăn bất cứ loại cỏ nào trên thảo nguyên. Có như vậy, món bê chao mới thơm ngon tuyệt hảo với từng miếng thịt bê giòn bì, chắc thịt, nhưng không hề khô cứng mà trái lại, rất mềm và ngọt.
Đi dọc quốc lộ 6, đoạn từ Mai Châu sang Mộc Châu và cả trong thị trấn, du khách sẽ thấy vô số hàng quán treo biển “Bê chao” bán dọc đường. Thế nhưng không phải quán nào cũng chế biến được món bê chao trứ danh đâu nhé.
Bê chao ngon đầu tiên từ khâu chọn nguyên liệu. Phải là những chú bê non, khỏe mạnh và mới sinh mới đem lại trọn vẹn hương vị cho món ăn. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, Mộc Châu ngày càng thu hút rất nhiều du khách đến đây. Theo đó mà các hàng quán mọc lên cũng nhiều hơn, cung về thịt bê không đáp ứng đủ cầu nên một số nhà hàng đã nhập bê từ nơi khác về để nấu món bê chao. Bê thường, khi chao sẽ bị khô và dai, không thể mềm và ngọt như những chú bê được chọn làm bê chao truyền thống của thảo nguyên.
Cách chế biến món bê chao hoàn toàn không cầu kỳ như những món ăn thường thấy từ bê như: bê hấp tái chanh, bê xào lăn... Từ nguyên liệu là thịt bê, người đầu bếp xắt thịt thành từng miếng con chì, đem ướp sả, gừng, gia vị trong khoảng 5 – 10 phút rồi chao nhanh qua dầu sôi. Công đoạn này cũng là khâu quan trọng quyết định hương vị món ăn. Bê nếu chao quá lửa sẽ bị dai và mất đi vị mềm, ngọt của thịt.
Bê chao ăn nóng. Đồ ăn kèm với món ăn này không thể thiếu đi thứ nước tương được pha chế đặc biệt theo công thức riêng của mỗi đầu bếp. Nước tương sánh đặc, ngả màu vàng đất được bỏ thêm gừng, sả băm nhỏ cho dậy mùi, trọn vị. Khi ăn vừa có chút mặn mòi, lại vừa ngọt ngọt, bùi bùi. Ngon khó diễn tả.
Điểm thêm vào đó là thứ rau sống xanh mượt, tươi non mỡ màng của đất cao nguyên lộng gió. Khi ăn, nhẩn nha miếng thịt, miếng rau, chấm cùng nước sốt tương càng làm dậy lên cái vị đậm đà của món ngon phố núi.
Nếu có dịp lên cao nguyên Mộc Châu, dừng chân thưởng thức món bê chao, chắc chắn bạn sẽ khó có thể quên được hương vị đậm đà của món ăn mang đậm chất Tây Bắc này. Du khách có thể thưởng thức đĩa bê chao ngon lành tại tất cả các nhà hàng tại Mộc Châu chỉ với giá từ 70 – 100.000đồng/đĩa. Ngoài ra, xin đừng bỏ qua một số đặc sản như: rau cải mèo, canh khoai sọ mán, cá suối... nhé.
Tác giả: admin
Nguồn tin: afamily.vn
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về ẩm thực mộc châu
Đến với mộc châu, Quý khách không những được hòa mình trong không gian tươi đẹp đầy sắc màu của hoa lá, cây cỏ, của những trang phục rực rỡ mà những cô gái nơi đây mang trên mình. Mà Quý khách...
Pịa - Món ngon của vùng đất Sơn La
Có một món ăn nổi tiếng của vùng đất Sơn La mà ai đi qua đó một lần không nếm thử thì thật đáng tiếc, đó là món Pịa. Ở Mộc Châu có một số quán ăn có món Pịa khá ngon
Thơm dẻo bánh dầy Mông ngày Tết
Tết của người Mông ở Mộc Châu không giống như những nơi khác, người Mông nơi đây đón tết sớm hơm Tết Nguyên đán một tháng. Trong ngày tết ngoài rượu, thịt, thì bánh giầy là thứ không thể thiếu...
Thịt chua - hương vị hạnh phúc của vợ chồng Dao
Ngày còn bé, tôi thường hay nghe các cô bác trêu mấy chị gái lớn: “Con gái lớn thế này, xinh đẹp thế này thì bố mẹ chẳng mấy chốc mà có thịt chua rồi!”. Tôi chẳng hiểu gì cả vì con gái và thịt...
Quà ngon đất Yên Châu
Nếu một lần đến Yên Châu (Sơn La), bạn đừng quên ghé thăm thắng cảnh hồ Chiềng Khoi, hang Chi Đảy, những địa điểm du lịch rất đẹp, thơ mộng. Trên đường về, cũng đừng ngại dừng chân tại những...
Cơm Thái
Cơm Thái cổ điển là ăn nếp xôi truyền thống. Đó là các loại gạo nếp tan, khẩu ma tứn (gạo chó dậy: Cơm xôi thơm quá đến con chó đang ngủ đánh hơi thấy cũng phải vùng dậy).
Pịa - Món ngon dân tộc
Có một món ăn nổi tiếng của vùng đất Sơn La mà ai đi qua đó một lần không nếm thử thì thật đáng tiếc, đó là món Pịa. Nguyên liệu để chế biến món Pịa là từ những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê…...
Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)
Món bánh ấy, tiếng Dao gọi là Dua Ít, đã ăn phải ăn cả cặp, không ai ăn một chiếc cả…