Thơm dẻo bánh dầy Mông ngày Tết
Theo tiếng Mông, bánh giầy có tên gọi là “Pé” hoặc “Dúa” tùy theo từng vùng khác nhau. Với người Kinh, bánh chưng bánh giầy là biểu tượng cho tết, cho Trái đất và bầu trời vuông tròn đầy đủ. Còn với người Mông, bánh giầy là biểu tượng cho tình yêu, sự thủy chung son sắt của trai gái người Mông, bánh giầy còn tượng trưng cho Mặt trăng, Mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài.
Bánh giầy truyền thống của người Mông được làm từ gạo nếp nương thơm dẻo. Thóc nếp được chọn phải là nếp vùng cao không pha tạp. Gạo đồ xôi làm bánh giầy được giã thủ công, do vậy khi thóc phơi cũng phải đủ nhiệt độ để khi xay xát hạt gạo không bị gãy nát mà vẫn giữ được vị thơm ngon, còn nguyên lớp mịn bám ngoài hạt gạo để tăng hương thơm và độ dẻo cho bánh. Khi làm bánh, gạo nếp được vo qua, ngâm bằng nước suối từ 2 đến 3 tiếng, sau đó vớt ra để ráo nước rồi cho vào chõ đồ thành xôi. Chõ xôi ngày trước thường được làm bằng gỗ, cối giã bánh giầy cũng được làm bằng thân cây gỗ chắc thớ mịn và khoét rỗng ruột như chiếc thuyền độc mộc.
Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Họ tập hợp thành một nhóm khoảng chục người thay nhau giã, mỗi lần 2 người. Khi giã, những thanh niên người Mông khỏe mạnh dùng hai chiếc chầy gỗ có cán dài như chiếc rìu rồi luân phiên giã cho đến khi gạo quyện vào nhau, giã càng kỹ thì bánh càng dẻo và để được lâu, giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành. Giã xong ở nhà này thì nhóm thanh niên lại cùng sang giã bên nhà khác. Điều này cũng thể hiện tính đoàn kết, gắn bó, quan hệ họ hàng trong cộng đồng người Mông. Khi bánh đã giã xong, phụ nữ chuẩn bị lá để gói bánh. Nguyên liệu để gói bánh là những tàu lá dong hoặc lá chuối rừng được rửa sạch, lau khô. Khi xôi đã nhuyễn và dẻo quánh thành một khối là lúc các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh tròn hoàn chỉnh.
Bánh giầy không chỉ là món ăn đãi khách mà còn làm quà cho khách đến thăm nhà. Dù để lâu ngày bánh vẫn dẻo thơm, khi ăn thường nướng trên than hồng hoặc cắt như miếng bánh đúc rồi rán bằng mỡ lợn cho phồng lên, tạo một mùi thơm hấp dẫn. Bên mâm rượu, cùng hòa vị với những món ăn truyền thống vùng cao, bánh giầy luôn là món ăn hấp dẫn đối với bất cứ ai có mặt trong ngày tết cổ truyền đặc sắc của người Mông ở vùng cao.
Nguồn tin: Sưu tầm
Bài viết liên quan
Phong cách chơi tết của người Mông bản Tà Phình
Như thường lệ, cứ đến cuối tháng 11 âm lịch người Mông khắp nơi lại tưng bừng đón tết. Có ăn tết, chơi tết cùng bà con mới thấy nhiều điều thú vị. Dưới đây là vài khoảnh khắc ghi được khi cùng...
Thịt chua - hương vị hạnh phúc của vợ chồng Dao
Ngày còn bé, tôi thường hay nghe các cô bác trêu mấy chị gái lớn: “Con gái lớn thế này, xinh đẹp thế này thì bố mẹ chẳng mấy chốc mà có thịt chua rồi!”. Tôi chẳng hiểu gì cả vì con gái và thịt...
Đào Mèo – đặc sản người Mông
Nhiều du khách đã từng mê mẩn trước những rừng đào ở Lóng Luông, Mộc Châu. Đến mùa thu hoạch, những rừng đào ấy lại lôi cuốn họ trở lại
Độc đáo với phần thi làm bánh dày của người Mông Mộc Châu
Người Mông quan niệm, hai cái bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Vì thế trong những ngày Tết của họ không thể thiếu món...
Pịa - Món ngon của vùng đất Sơn La
Có một món ăn nổi tiếng của vùng đất Sơn La mà ai đi qua đó một lần không nếm thử thì thật đáng tiếc, đó là món Pịa. Ở Mộc Châu có một số quán ăn có món Pịa khá ngon
Người Thái Mộc Châu hồi sinh lễ cầu mưa
Đối với người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn La, lễ hội cầu mưa được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm, bởi nó bắt đầu cho mùa tươi tốt, bội thu. Lễ cầu mưa thịnh hành từ...
Tìm hiểu về ẩm thực mộc châu
Đến với mộc châu, Quý khách không những được hòa mình trong không gian tươi đẹp đầy sắc màu của hoa lá, cây cỏ, của những trang phục rực rỡ mà những cô gái nơi đây mang trên mình. Mà Quý khách...
Cao nguyên Mộc Châu đón tết độc lập
Sắc màu Mộc Châu như càng rực rỡ hơn, bởi các dân tộc Thái, Dao Tày, kinh cùng hội tụ về đây đón tết.