Thịt chua - hương vị hạnh phúc của vợ chồng Dao
Trong đám cưới của người Dao, nhà trai phải mang sang nhà gái một lượng thịt khá lớn để làm sính lễ. Chỗ thịt ấy đã được tính trước để phân phát cho anh em, họ hàng của cô dâu, nhiều hay ít tùy thuộc vào mối quan hệ và vai vế đối với cô dâu, còn bố mẹ cô dâu sẽ nhận hai phần lớn nhất. Vậy nên, sau đám cưới, gia đình cô dâu phải đem ướp chua chỗ thịt ấy để bảo quản. Sau 2 - 3 năm, khi cô dâu chú rể đã thành vợ chồng, có đủ điều kiện tổ chức lễ cám ơn những người trước đây đã giúp gia đình nhà trai gánh lễ vật sang nhà gái thì bố mẹ cô dâu mới mở chỗ thịt chua ấy để tiếp đãi mọi người.
Vại thịt chua được úp ngược trong 2-3 năm trước khi được lấy ra dùng. |
Làm thịt chua không khó nhưng đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Nguyên liệu cũng khá đơn giản, chỉ có thịt lợn, muối tinh và cơm nguội. Để chọn thịt muối chua, người Dao thường dùng thịt ba chỉ hoặc những phần thịt có cả nạc cả mỡ. Thịt đã chọn được cắt thành từng miếng, mỗi miếng khoảng 0,5kg, trên mỗi miếng, dùng dao sắc khía thành từng phần dày 2 - 3cm, tránh làm đứt phần bì.
Sau đó, đem thịt đã cắt ướp với thật nhiều muối, dùng tay chà xát thật mạnh cho muối ngấm sâu vào từng thớ thịt. Mỗi miếng thịt sau khi xát muối được trộn tiếp với một ít cơm nguội (để cơm thấm muối khi tan cho thịt bớt mặn) rồi đem xếp ngay ngắn vào chum, trên cùng chét thêm một lớp cơm nguội dày và dùng tay lèn thật chặt. Trên miệng chum lót thêm một lớp rơm sạch, dùng lá dong bịt lại rồi lấy lạt buộc bên ngoài cho thật chặt.
Sau mỗi đám cưới, nhà bố mẹ cô dâu sẽ có được ít nhất hai chum thịt chua như vậy. Mỗi chum thịt sau khi đã bịt chặt được úp ngược lên một chiếc bế đựng đầy tro bếp. Làm như vậy để trong quá trình thịt lên chua, mỡ và nước từ thịt sẽ chảy ngược xuống ngấm vào tro, như thế thịt sẽ không bị hỏng.
Thịt chua ăn kèm lá lốt có vị đậm đà rất khó quên. |
Thịt chua thường được ăn kèm với lá lốt. Gắp một miếng thịt, dùng lá lốt cuộn lại, đưa lên miệng thưởng thức, cảm nhận từng chút một cái hương vị đậm đà của món thịt ướp muối lâu năm, có vị mặn đậm của muối, vị ngọt của thịt, vị chua của sự lên men lâu ngày cùng hương thơm đậm của lá lốt xanh. Tất cả hòa quyện thành một hương vị rất khó quên, ăn một lần thôi cũng khiến người ta nhớ mãi nhưng thật khó để mô tả lại cái hương vị ấy.
Có lẽ đúng như những người già vẫn nói, thịt chua bắt nguồn từ sự kết đôi của một cặp vợ chồng mới. Cái hương vị đậm đà, hòa quyện đặc biệt trong món ăn truyền thống này biết đâu lại là sự kết tinh hạnh phúc của đôi vợ chồng!
Bài và ảnh Tặng Đào
Bài viết liên quan
Đào Mèo – đặc sản người Mông
Nhiều du khách đã từng mê mẩn trước những rừng đào ở Lóng Luông, Mộc Châu. Đến mùa thu hoạch, những rừng đào ấy lại lôi cuốn họ trở lại
Độc đáo với phần thi làm bánh dày của người Mông Mộc Châu
Người Mông quan niệm, hai cái bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Vì thế trong những ngày Tết của họ không thể thiếu món...
Quả pao không tuổi
Người Mông ở Tây Bắc có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc nhưng phổ biến nhất vẫn là trò chơi ném pao. Đối với người Mông, quả pao dường như không có tuổi, nó gắn bó với người Mông trẻ thơ cho...
Món ngon từ ngọn cây tre non
Chiều nay, dưới chân núi Pha Luông mây phủ, phi xe máy từ trên lưng chừng dốc xuống lạnh thấu xương. Ngồi vào mâm cơm, sau chén rượu ấm, mới để ý thấy có mấy món ăn là lạ trông giống măng, nhưng...
Phong cách chơi tết của người Mông bản Tà Phình
Như thường lệ, cứ đến cuối tháng 11 âm lịch người Mông khắp nơi lại tưng bừng đón tết. Có ăn tết, chơi tết cùng bà con mới thấy nhiều điều thú vị. Dưới đây là vài khoảnh khắc ghi được khi cùng...
Thơm dẻo bánh dầy Mông ngày Tết
Tết của người Mông ở Mộc Châu không giống như những nơi khác, người Mông nơi đây đón tết sớm hơm Tết Nguyên đán một tháng. Trong ngày tết ngoài rượu, thịt, thì bánh giầy là thứ không thể thiếu...
Pịa - Món ngon của vùng đất Sơn La
Có một món ăn nổi tiếng của vùng đất Sơn La mà ai đi qua đó một lần không nếm thử thì thật đáng tiếc, đó là món Pịa. Ở Mộc Châu có một số quán ăn có món Pịa khá ngon
Người Thái Mộc Châu hồi sinh lễ cầu mưa
Đối với người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn La, lễ hội cầu mưa được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm, bởi nó bắt đầu cho mùa tươi tốt, bội thu. Lễ cầu mưa thịnh hành từ...