Pịa - Món ngon dân tộc

Thứ sáu - 13/04/2012 21:20

Có một món ăn nổi tiếng của vùng đất Sơn La mà ai đi qua đó một lần không nếm thử thì thật đáng tiếc, đó là món Pịa. Nguyên liệu để chế biến món Pịa là từ những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê… Nhưng Pịa bò và Pịa dê vẫn phổ biến nhất. Chế biến Pịa cần chuẩn bị đủ nguyên liệu từ các bộ phận của bò, dê như tiết canh đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lòng, dạ dày, gan…

 

 

Pịa nằm trong danh sách những món ăn đặc trưng của người Sơn La. Là một món ăn có từ lâu đời và được nhiều người ưa thích.
 
Nguyên liệu để chế biến món Pịa là từ những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê… Nhưng Pịa bò và Pịa dê vẫn phổ biến nhất. Chế biến Pịa cần chuẩn bị đủ nguyên liệu từ các bộ phận của bò, dê như tiết canh đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lòng, dạ dày, gan…
 
Nếu đơn giản chỉ có thế thì món Pịa này đã không khiến khách hàng phải “kinh hoàng”. Điều đặc biệt tạo nên đặc trưng của món Pịa là nó cần cả phần phân non của bò hay dê (ở khoảng giữa dạ dày và ruột già - tiếng Thái gọi là Pịa vì thế món này có tên là Nậm Pịa).
 
Cách chế biến món Pịa gần giống như món thắng cố. Nhưng để nấu ngon được thì chỉ có người dân bản địa mới có cách chế biến riêng. Phần ruột non ngay sau khi được lấy ra phải dùng lạt thắt chặt hai đầu ngăn cách với ruột già và dạ dày, để chất nhũ tương trong ruột non không pha tạp. Chất dịch nhũ tương trong ruột non là phần quan trọng nhất, nó mang vị đắng của mật, vị ngọt của protein.

Sau khi chuẩn bị được Pịa và các nguyên liệu xong xuôi và bảo quản cẩn thận để tránh ruồi nhặng, người ta bắc nồi nước ninh xương bò hoăc dê trong nhiều giờ cho đến khi nước dùng có đủ vị ngọt và vị ngậy thì mới đổ tất cả những nguyên liệu thịt, sụn và lục phủ ngũ tạng vào nồi ninh. Sau đó tiếp tục ninh trong nhiều giờ liền cho đến khi nước chuyển thành một nâu sệt thì cho Pịa vào ninh trong khoảng một giờ đồng hồ nữa.

Nồi Pịa lúc đang sôi
 
Gia vị đặc trưng của món Pịa là mắc khén (một thứ gia vị từ cây rừng) cùng nhiều gia vị khác như sả, ớt… Để tạo nhiều vị cho Pịa, người ta cho thêm mật bò và lá đắng trong rừng. Sự đa dạng về nguyên liệu và gia vị khiến Pịa có mùi vị đặc trưng, mùi thơm của gia vị, vị đắng của lá đắng và vị ngọt ngậy của xương và của pịa.
 
Món Pịa lúc đầu sẽ thấy hơi khó ăn. Nhưng ăn vài lần lại thấy hay với cái vị đắng, cay cay thơm thơm của ma khén...., có khi nghiện lúc nào không biết.

 

Bát Pịa thơm lừng đầy hấp dẫn

 

Ăn món này, chấm với thịt nướng, và uống rượu cùng các mế ở Sơn La thì quá ngon. Vì nậm pịa có tác dụng giải rượu rất tốt nên bạn yên tâm uống rượu, khó mà say.

Pịa làm nước chấm hay món ăn đều được

 
Món Pịa được coi là một nét văn hóa của người Sơn La. Có câu ai lên Tây Bắc mà không biết đến món Pịa thì coi như chưa lên. Nếu bạn có cơ hội đến vùng đất Tây Bắc này hãy một lần nếm thử nhé.
*(Đỗ Linh)giadinh.net

Nguồn tin: Sưu tầm


 Tags: nậm pịa, pịa, thái

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Cơm Thái

Cơm Thái

15/05/2012 22:57

Cơm Thái cổ điển là ăn nếp xôi truyền thống. Đó là các loại gạo nếp tan, khẩu ma tứn (gạo chó dậy: Cơm xôi thơm quá đến con chó đang ngủ đánh hơi thấy cũng phải vùng dậy).

Háo hức đổ về chợ tình Mộc Châu

Háo hức đổ về chợ tình Mộc Châu

23/07/2012 21:45

Cao nguyên Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên dáng mà ngày nay, phiên chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hằng năm cũng là một món “đặc sản” níu khách thập phương...

Tết Độc Lập Tại Mộc Châu

Tết Độc Lập Tại Mộc Châu

23/07/2012 22:13

Theo lời kể của những người Mông cao tuổi, kể từ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945), người Mông đã rất trân trọng và coi đó là Tết độc...

Tết Độc lập của người Mông ở Mộc Châu

Tết Độc lập của người Mông ở Mộc Châu

25/07/2012 21:08

Tết Độc lập của người Mông ở Mộc Châu có gốc gác từ phong tục kết bạn của người Mông - người Mông gặp nhau dù bản làng xa cách bao nhiêu vẫn kết bạn, kết nghĩa anh em, kết duyên trai gái.

Đàu Pao- trò chơi của phụ nữ H’Mông Tà Phình (Mộc Châu- Sơn La)

Đàu Pao- trò chơi của phụ nữ H’Mông Tà Phình (Mộc Châu- Sơn La)

08/03/2012 23:13

Sương mù đem cái giá lạnh đến giăng mắc, bao phủ trên những bản vùng cao, đem theo cả những bông hoa mận trắng muốt báo xuân về trên cao nguyên Châu Mộc. Một mùa xuân nữa lại về cổ vũ, chứng kiến...

Gọi thần mặt trời trở lại sau đêm tối

Gọi thần mặt trời trở lại sau đêm tối

08/03/2012 23:03

Khi hoa cúc quỳ lìa nhụy theo từng cơn gió lạnh, cũng là lúc hoa đào hồng bạt ngàn trên dọc cung đường Tây Bắc. Lúc này, ngược qua đây, ta sẽ như lạc vào vườn xuân kỳ diệu. Đó là dịp Tết của đồng...

Xem cuộc thi Hoa hậu có một không hai tại Việt Nam

Xem cuộc thi Hoa hậu có một không hai tại Việt Nam

08/03/2012 22:40

Tại Mộc Châu - Sơn La, cứ vào ngày 14-15.10 hàng năm, đều diễn ra một cuộc thi hoa hậu hết sức độc đáo: cuộc thi dành cho những chú bò được nuôi tại Thảo nguyên Mộc Châu. “Hội thi hoa hậu bò sữa...

Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)

Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)

08/03/2012 10:01

Món bánh ấy, tiếng Dao gọi là Dua Ít, đã ăn phải ăn cả cặp, không ai ăn một chiếc cả…

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây