Tết Độc lập của người Mông ở Mộc Châu

Thứ tư - 25/07/2012 21:08

Tết Độc lập của người Mông ở Mộc Châu có gốc gác từ phong tục kết bạn của người Mông - người Mông gặp nhau dù bản làng xa cách bao nhiêu vẫn kết bạn, kết nghĩa anh em, kết duyên trai gái.
Tết Độc lập của người Mông ở Mộc Châu
Theo các cụ già người Mông ở bản Lóng Luông thì khoảng cuối những năm 50 thế kỷ trước, vào ngày 1-9, thị trấn Mộc Châu treo nhiều cờ đỏ mừng Quốc khánh. Thanh niên  ở các núi xuống chơi thị trấn, xem cờ, thổi khèn, múa hát với nhau, nhận nhau là anh em, rủ nhau đi tâm tình thâu đêm. Đến sáng thì chia tay, hẹn nhau ngày này năm sau gặp lại. Qua nhiều năm, người Mông về chơi thị trấn ngày một đông, những năm 60 có tới mấy trăm người. Không biết ai đó đã đặt tên cho ngày hội này là Tết Độc lập, mọi người cùng gọi theo cho đến nay. Tết Độc lập bị gián đoạn khoảng chục năm trong chiến tranh. Từ 1975, tết này lại được khôi phục và phát triển cho đến nay.

Người Mông có câu: “Tan chợ không say không phải là người tốt”, ý nói người không uống say là không thật lòng với bạn, hoặc không có bạn. Tại sao ở Tết Độc lập không có người say rượu ? Ông Tráng A Súa - Phó chủ tịch xã Vân Hồ - giải thích: “Tết Độc lập là Tết cờ đỏ sao vàng. Khắp nơi trong thị trấn hôm đó đều đỏ rực màu cờ, đẹp lắm. Ngồi dưới cái cờ đó cũng như ngồi dưới bàn thờ ngày Tết nhà mình có dán giấy đỏ. Không bảo nhưng ai cũng biết là phải tuyệt đối không được làm điều gì xấu, dễ mất bạn”.

Trải qua hơn 40 năm, nhiều thế hệ thanh niên gặp nhau ở phiên chợ Tết Độc lập đã nên vợ nên chồng. Cũng có mối tình không dẫn đến hôn nhân nhưng vẫn giữ mối quan hệ bạn bè, họ gặp lại nhau trong đêm Tết, thăm hỏi động viên nhau trên bước đường đời. Vì vậy, đêm về khuya, bố đi đường bố, mẹ đi đường mẹ, con trai, con gái lớn đi lối riêng của mình. Họ hẹn nhau đến sáng thì đợi ở một điểm nào đó để cùng về bản, tuyệt nhiên không hỏi đêm qua gặp ai, ở đâu, làm gì...

Những năm 90 của thế kỷ XX, Tết Độc lập ngày một đông vui, hàng nghìn người Mông ở khắp các tỉnh vùng Tây Bắc đến dự. Sang những năm 2000, lại thêm người Mông ở Việt Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An và cả người Mông bên nước bạn Lào cũng về vui Tết với người Mông Mộc Châu. Các dân tộc anh em như Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú ở các bản lân cận cũng kéo về thị trấn Mộc Châu vui Tết cùng bà con người Mông.

Ngày 1-9 dương lịch hằng năm cũng là phiên chợ tình duy nhất trong năm của người Mông tại Mộc Châu. Chợ đẹp lắm vì trang phục của người Mông chia thành nhiều dòng: Mông Đơ (trắng), Mông Đu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (hoa), Mông Súa (Mông Mán)... Các sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa. Hai chữ “chợ tình” đã đi vào cách hiểu của người dưới xuôi như một rừng hoa. Hai chữ “chợ tình” đã đi vào cách hiểu của người dưới xuôi như một phạm trù xã hội về tình yêu, hôn nhân. Giải thích thì có thể, nhưng chưa có cách nào định nghĩa thấu đáo về hai từ ghép này.

Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ  phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Đường đông như trảy hội. Những bàn tay nắm nhau, những ánh mắt đắm đuối... Chợ tình Mộc Châu là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước, hẹn nhau mùa hoa ban tới, tình yêu sẽ kết thành trái chín.

<ANHTHU-hanoimoi>

Tác giả: admin

Nguồn tin: Sưu tầm



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Chợ tình Mộc Châu

Chợ tình Mộc Châu

06/08/2012 21:11

Chợ tình Châu Mộc (nay là Mộc Châu – Sơn La) diễn ra hàng năm vào ngày 1-9 dương lịch và cũng được coi là ngày tết độc lập của người Mông. Đây cũng là phiên chợ tình duy nhất trong năm. Chợ đẹp...

Cao nguyên Mộc Châu đón tết độc lập

Cao nguyên Mộc Châu đón tết độc lập

04/09/2012 21:40

Sắc màu Mộc Châu như càng rực rỡ hơn, bởi các dân tộc Thái, Dao Tày, kinh cùng hội tụ về đây đón tết.

Tìm hiểu về ẩm thực mộc châu

Tìm hiểu về ẩm thực mộc châu

25/09/2012 22:40

Đến với mộc châu, Quý khách không những được hòa mình trong không gian tươi đẹp đầy sắc màu của hoa lá, cây cỏ, của những trang phục rực rỡ mà những cô gái nơi đây mang trên mình. Mà Quý khách...

Người Thái Mộc Châu hồi sinh lễ cầu mưa

Người Thái Mộc Châu hồi sinh lễ cầu mưa

03/10/2012 21:59

Đối với người Thái ở bản Nà Bó, Mộc Châu, Sơn La, lễ hội cầu mưa được coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm, bởi nó bắt đầu cho mùa tươi tốt, bội thu. Lễ cầu mưa thịnh hành từ...

Tết Độc Lập Tại Mộc Châu

Tết Độc Lập Tại Mộc Châu

23/07/2012 22:13

Theo lời kể của những người Mông cao tuổi, kể từ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945), người Mông đã rất trân trọng và coi đó là Tết độc...

Háo hức đổ về chợ tình Mộc Châu

Háo hức đổ về chợ tình Mộc Châu

23/07/2012 21:45

Cao nguyên Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên dáng mà ngày nay, phiên chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hằng năm cũng là một món “đặc sản” níu khách thập phương...

Cơm Thái

Cơm Thái

15/05/2012 22:57

Cơm Thái cổ điển là ăn nếp xôi truyền thống. Đó là các loại gạo nếp tan, khẩu ma tứn (gạo chó dậy: Cơm xôi thơm quá đến con chó đang ngủ đánh hơi thấy cũng phải vùng dậy).

Pịa - Món ngon dân tộc

Pịa - Món ngon dân tộc

13/04/2012 21:20

Có một món ăn nổi tiếng của vùng đất Sơn La mà ai đi qua đó một lần không nếm thử thì thật đáng tiếc, đó là món Pịa. Nguyên liệu để chế biến món Pịa là từ những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê…...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây