Ẩm thực độc đáo của dân tộc Thái

Thứ năm - 08/03/2012 02:25

Mỗi dân tộc đều có một truyền thống văn hoá ẩm thực riêng, có bí quyết riêng để chế biến các món ăn ngon miệng vào những ngày lễ tết, cưới xin, hội hè... ở tây bắc, nói đến ẩm thực, người ta nhắc đến người Thái
 

Dân tộc Thái ưa cái hương vị đậm đà, giàu chất dinh dưỡng là món nướng. Món thịt trâu hoặc bò, cá, gà nướng được người Thái tẩm, ướp gia vị rất cầu kỳ. Gia vị để ướp là tiêu rừng hay còn gọi là “mắc khén”, ớt, tỏi, gừng, muối... Trước khi đem ướp với thịt, các gia vị cũng được nướng lên cho chín, hương thơm. Đến Mộc Châu nói riêng và Sơn La nói chung có  nhiều nhà hàng với đội ngũ cán bộ, nhân viên là người dân tộc, hiểu được phong tục tập quán của đồng bào, có kỹ thuật nấu món ăn, sẵn sàng phục vụ du khách có nhu cầu thưởng thức văn hoá ẩm thực dân tộc.dao__7


Tham quan bản, nếu muốn thưởng thức món ăn dân tộc, du khách nên đặt cơm trước với trưởng bản. Một số bản tự cung tự cấp nguyên liệu như: gà, cá, rau, gia vị... thì chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ là chủ và khách có thể nâng chén rượu để “au hảnh”, chúc sức khoẻ, bắt tay nhau thật chặt. ăn món ngon của dân tộc Thái, ngồi trên nhà sàn là điều thú vị mà không phải ở đâu cũng có. Trong mâm cơm của người Thái có nhiều món ăn, mỗi món đều có hương vị đặc trưng. Đặc trưng nhất là món thức ăn nướng, gọi là “lam nhọ”: lam là nướng, nhọ là nhừ. Các loại thịt gia súc, gia cầm, hay thuỷ sản đều có thể nướng. Thịt thái miếng, ướp gia vị, dùng xiên hoặc kẹp tre tươi đặt lên than hồng; hoặc thịt băm nhỏ, bóp nhuyễn với trứng, gói lá chuối, lá dong, kẹp lại, nướng trên than đỏ hoặc vùi tro nóng; khi chín, thịt rất thơm, ăn không ngán. Món cá nướng hấp dẫn bởi hương thơm của cá, vị cay của ớt. Món “pỉnh tộp” cũng là cá nướng, nhưng thường dùng bằng cá to như chép, trôi, trắm... mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ; tẩm ớt tươi nướng, nghiền nát, mắc khén, để cá ngấm gia vị, cứng thịt lại rồi đặt lên than hồng. Cá chín có vị thơm hấp dẫn, dùng để uống rượu rất độc đáo. Sản phẩm cá, người Thái chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon: cá hấp trong chõ gỗ, người Thái gọi là cá mọ. Món “pa giảng” là cá hun khói. Do dặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp. Khi có khách, nhà xa chợ, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm, rót rượu mời khách nhâm nhi. Và ở bếp, người nhà tiếp tục chế biến món ăn, tiếp từng món lên đãi khách. Đây là cách giữ chân khách, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào vùng cao. Bên cạnh các món nướng, người Thái còn có tài chế biến gia vị để ăn với các món luộc, món hấp, hương vị thơm ngon. Lên Điện Biên, du khách thưởng thức món gà “đi bộ” - gà nuôi thả trên đồi, thịt chắc. Gà luộc chấm với gia vị chéo rất ngon, không ngấy, uống với rượu Mông pê hoặc lẩu sơ rất thú vị. Từ thịt, cá, người vùng cao còn có các món lạp, luộc, canh chua... với vị ngon đặc trưng.

dao__5

dao__8
Xôi nếp là món ăn truyền thống của dân tộc Thái. Người Thái có phương pháp xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay. Xôi được đựng vào ép khẩu hoặc giỏ cơm đậy kín, ủ ấm, giữ cho cơm dẻo lâu. Cơm lam là đặc sản của dân tộc Thái thường được sử dụng vào dịp lễ, tết hay đãi khách. Với các chuyến du lịch, du khách có thể mang theo ép khẩu xôi, vài khúc cơm lam để ăn dọc đường hoặc khi nghỉ ngơi tại các điểm tham quan sẽ rất tiện lợi. Mùa nào thứ nấy, người Thái đãi khách bằng sản vật, như: măng đắng, măng ngọt; rau cải ngồng, rau dớn... chấm với gia vị chéo, đậm đà vị cay của ớt, riềng, mặn của muối rang, hương thơm của rau.

Trần Tuấn sưu tập



Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Tết xíp xí của người Thái trắng

Tết xíp xí của người Thái trắng

08/03/2012 02:51

Ở Việt Nam, người Thái có số dân hơn một triệu người, chia làm hai nhóm: Thái Đen (Táy Đăm) và Thái Trắng (Táy Khao). Đồng bào sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi Tây Bắc và các tỉnh Thanh Hóa,...

Lên Mộc Châu ăn Tết dân tộc H'Mông

Lên Mộc Châu ăn Tết dân tộc H'Mông

08/03/2012 02:56

Khi những cánh hoa đào đầu tiên trên núi đá bung sắc đỏ báo mùa xuân về, người Mông ở xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại tưng bừng chuẩn bị các nghi thức, nghi lễ cho ngày Tết của...

Độc đáo phong tục gội đầu của người phụ nữ Thái

Độc đáo phong tục gội đầu của người phụ nữ Thái

08/03/2012 09:36

Với người phụ nữ Thái, bên cạnh “tăng cẩu” thì nghệ thuật gội đầu, chăm sóc tóc của họ cũng được coi là cả một nghệ thuật mới mẻ với nhiều nét độc đáo.

Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)

Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)

08/03/2012 10:01

Món bánh ấy, tiếng Dao gọi là Dua Ít, đã ăn phải ăn cả cặp, không ai ăn một chiếc cả…

Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái

Rêu đá - món ăn truyền thống dân tộc Thái

08/03/2012 02:23

Mùa xuân đến, lộc xuân mơn mởn, tiết xuân hiền hòa, cái rét của mùa đông tan dần trong nắng ấm ban mai, tạo điều kiện cho cây rừng đâm chồi nảy lộc. Dưới dòng sông hay các khe suối, hiện lên màu...

Nét văn hóa dân tộc thái

Nét văn hóa dân tộc thái

08/03/2012 02:20

Vài nét về trò ném còn, cách uống rượu của nguời Thái Tây Bắc

Trò chơi độc đáo trên bản Mông

Trò chơi độc đáo trên bản Mông

07/03/2012 03:57

Những ngày xuân ở vùng cao, sắc cảnh thiên nhiên đổi thay bởi những sắc màu rự rỡ của cánh hoa đào lung linh trong gió, của trang phục những đôi trai gái rập rìu tìm bạn. Trong khung cảnh vùng...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây