Người Thái Tây Bắc ăn gỏi cá có gì khác biệt?
Với bàn tay khéo léo và những thứ gia vị đặc trưng, ai ăn gỏi cá Tây Bắc một lần đều muốn thưởng thức thêm nhiều lần nữa.
Để có món cá gỏi ngon, hấp dẫn, đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, đòi hỏi người chế biến phải nắm bắt được quy trình, từ khâu lựa chọn thực phẩm, đến cách pha chế liều lượng sao cho vừa. Gỏi có thể được làm từ nhiều loại cá, song thông thường được chế biến từ hai loại cá: Cá chép và cá trắm còn tươi nguyên, có trọng lượng từ 2 kg trở lên, cá càng to thì càng dễ chế biến, nhất là cá bắt ở sông, suối hoặc cá nuôi ở ao hồ sống trong môi trường nước sạch nhiều năm sẽ cho thịt săn chắc và giòn.
Sau khi lựa chọn được cá ưng ý, tước da, lọc kỹ xương, không để thịt cá tiếp xúc với nước lã, sau đó dùng giấy trắng bọc miếng thịt để thấm chất tanh, làm khô thịt, rồi thái lát mỏng. Để có gỏi cá ngon, các gia vị rất quan trọng, đó là: Hoa chuối tây thái mỏng ngâm nước, rửa sạch vò cho mềm, rau mùi tàu, rau thơm, húng và hom mu chưn (lá của một loại cây có mùi vị đặc trưng, rất hợp với gỏi cá), ớt tươi, tỏi, lạc rang giã nhỏ, đặc biệt không thể thiếu nước được bà con trưng cất từ măng chua để 3 đến 4 năm.
XEM THÊM: TẠI SAO NƯỚC MĂNG CHUA LẠI ĐƯỢC DÙNG ĐỂ KHỬ MÙI TANH, HÔI
Khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu, người chế biến dùng liều lượng hợp lý, lấy ít nước đun sôi để nguội pha với nước chua thêm muối tinh và mì chính, đảo thêm ít rau thơm rồi khuấy đều cho tan muối và mì chính.
Đối với người mới ăn, cho thịt cá đã thái mỏng nhúng vào bát nước chua để miếng cá ngấm nước từ 5-10 phút, thịt cá sẽ chuyển sang tái, rồi trộn đều với tất cả hoa chuối cùng một số gia vị làm sẵn và múc ra bát tô hoặc đĩa sâu lòng để chứa nước chua.
Với cách làm này sẽ không còn mùi tanh của cá, các miếng thịt cá hòa quyện với hoa chuối, cộng với các gia vị tạo nên mùi thơm lạ của nước chua, vị ngậy thơm của lạc, vị cay của ớt. Còn với người thích ăn cá nguyên bản, sẽ không nhúng thịt cá vào bát nước chua trước mà trộn đều luôn với hoa chuối và các loại gia vị làm sẵn. Ngoài ra, có thể pha thêm một bát nước chua để sẵn dành cho những ai có nhu cầu tăng thêm độ chua cho gỏi cá.
Phần đầu, xương, lòng cá được chế biến làm nước canh, cho thêm gia vị gừng, tỏi, ớt, xả và lá vón vén nóng sốt khiến mâm cơm thêm sinh động.
Ngoài món gỏi cá trộn của dân tộc Thái còn có món gỏi chấm, tất cả phần thịt cá và gia vị đều giống với món gỏi trộn. Tuy nhiên, chỉ khác là phần thịt cá và hoa chuối sẽ được gói với lá nhội có vị chát sẽ làm giảm chất tanh và chấm với nước chua đã pha chế sẵn. Người ăn có thể điều chỉnh vị chua hay vị cay tùy theo ý, món gỏi chấm cũng được các nhà hàng chế biến và nhiều khách ưa chuộng.
Món gỏi cá của đồng bào dân tộc Thái đã trở thành món ăn đặc sắc và mang đậm nét văn hóa ẩm thực riêng biệt trong bữa cơm của mọi gia đình từ xưa đến nay, nhất là trong những ngày lễ, ngày tết không thể thiếu món ăn này.
Bản Áng là nơi có những món ăn đặc trưng dân tộc Thái ngon nhất ở Mộc Châu, riêng với món gỏi cá, Nhà sàn Út Thắng (Homestay Châu Mộc) là địa chỉ ngon nhất bản (0163 487 8777). Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn ở các nhà hàng chuyên cá khác tại Mộc Châu như Nhà hàng cá Cao Nguyên, Ao câu Khanh Già.
Bài viết liên quan
Du lịch Mộc Châu nhất định phải thử 4 món đặc sản dân tộc Thái này
Người Thái vốn thường chọn vùng thung lũng để định cư, quanh nơi ở của họ là một kho nguyên liệu cực phong phú, cộng với sự thông minh, khéo léo sẵn có, người Thái là vua ẩm thực nơi núi rừng Tây...
Pá Pỉnh tộp - món cá nướng nhất định đến Mộc Châu ai cũng nên thưởng thức
Người lên Tây Bắc không ai không biết đến thịt lợn cắp nách nướng, thịt trâu gác bếp, và Pa Pỉnh Tộp. Trong đó, Pa pỉnh tộp hầu như có trong tất cả các thực đơn đãi khách của người Thái ở Mộc...
Độc đáo vẽ Sáp ong truyền thống của bà con dân tộc H'Mông.
Vẽ Sáp ong lên vải là một trong những tri thức dân gian đặc sắc do tổ tiên người Mông hoa sáng tạo, truyền dạy và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được bảo tồn, phát...
Đặc sản Mộc Châu: Nộm da trâu
Mộc Châu không chỉ được biết đến là vùng đất của những loài hoa đẹp, không khí trong lành mát mẻ mà còn có những món ăn khiến say mê những vị khách khó tính, dulichmocchau.net xin giới thiệu với...
Lễ hội cầu mưa của người Thái Mộc Châu, nét đẹp đặc sắc những ngày đầu xuân
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có dân tộc Thái trắng. Trong đó, phải kể đến lễ hội cầu mưa, một trong những lễ hội quan trọng nhất...
Lạp sườn - món ngon trong Tết xứ Mộc
Nhai thật kĩ, thật chậm, miếng lạp sườn Mộc Châu để cảm nhận rõ nhất hương vị núi rừng, mùi mắc khén thơm, mùi rượu nồng, mùi khói gỗ rừng vấn vương và cảm nhận độ giòn, dai, mềm, ngọt, chua,...
Tết ấm ở Mộc Châu
Mấy năm gần đây, Mộc Châu ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và không ít du khách lựa chọn nơi này là điểm dừng chân ăn tết nguyên đán.
Đặc sản cá suối ở Mộc Châu ăn hoài không chán
Trong tiết trời se lạnh cuối thu đầu đông, hay cái rét ngọt cuối đông, đầu xuân, bạn sẽ đánh bay vài bát cơm chỉ với đĩa cá suối thơm nức, tươi ngon khi du lịch Mộc Châu.
Giới thiệu điểm đến
Dịch vụ
Bài viết xem nhiều
- Tân hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2023 và lượng sữa kỷ lục
- Công ty cổ phần du lịch Pha Luông – Du lịch sinh thái, kế thừa văn hoá và sự bền vững
- Những bản du lịch cộng đồng đẹp mộng mơ của Mộc Châu và Vân Hồ
- Hướng dẫn bình chọn Mộc Châu đạt giải thưởng "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới" năm 2023