Độc đáo vẽ Sáp ong truyền thống của bà con dân tộc H'Mông.
Ðây là một trong những tri thức dân gian đặc sắc do tổ tiên người Mông hoa sáng tạo, truyền dạy và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cần được bảo tồn, phát huy giá trị trong cộng đồng.
Quy trình tạo ra bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mông khá công phu từ khâu trồng lanh, dệt vải cho đến kỹ thuật dùng sáp ong vẽ hoa văn trên vải. Sau đó mới đến công đoạn thêu, ghép, chắp, can các tấm vải đã được tạo hoa văn trên áo, váy. Hoa văn chủ yếu trên trang phục người H'Mông ở Vân Hồ - Mộc Châu gồm: hoa văn hình học, hình núi, hình rẻ quạt, hình răng cưa, chấm tròn kích thước to nhỏ khác nhau hay những đường gạch dài và ngắn song song; hoa văn hình dích dắc, hình ô trám, hình xoắn ốc...
Các họa tiết hoa văn được thêu bằng chỉ mầu đỏ, hồng, cam, xanh lá mạ. Qua bàn tay khéo léo của người phụ nữ Mông, đường thêu, mầu chỉ được phối với nhau hết sức hài hòa và tinh tế, mối thêu đầu chỉ được khéo léo giấu vào trong mà không gợn sờn. Kỹ thuật đáp vải ngược của người Mông rất tinh xảo, họ dùng các mảnh vải được cắt lượn thành các họa tiết rồi đáp lên y phục để lộ mầu nền bên dưới làm nổi bật thêm các hoa văn nhiều mầu sắc.
Khâu vẽ Sap ong lên vải rất được khách du lịch ưa thích
Khó nhất là khâu dùng sáp ong vẽ tạo hình khối trên vải. Trong quy trình này, phải dùng bút vẽ chấm vào bát sáp ong sau đó vẽ trên vải theo ý tưởng người vẽ do vậy mà hình vẽ phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng người vẽ. Vì vậy, có nhiều bộ trang phục dù cùng kiểu hoa văn nhưng độ tinh xảo khác nhau, đường thêu cũng rất khác nhau. Bộ bút vẽ gồm tám chiếc, với các kích cỡ, hình thù khác nhau để tạo ra những hoa văn độc đáo. Váy áo, thắt lưng, khăn cuốn đầu... đều được thêu, trang trí bằng cách chắp vải mầu, vẽ sáp ong với các hình chữ thập, chữ đinh kết hợp ô hình quả trám, tam giác, tạo nên sự linh hoạt, khác biệt, không hề lẫn lộn với các kiểu trang trí của các dân tộc khác.
Với những bí truyền trong kỹ thuật vẽ sáp ong, thêu hoa văn, người H'Mông ở Vân Hồ - Mộc Châu đã cho thấy sự tài hoa, óc thẩm mỹ, tính sáng tạo từ những đôi bàn tay lao động cần mẫn. Vốn tri thức dân gian quý giá thể hiện trên họa tiết hoa văn trang phục của bà con người H'Mông có thể ví như "những trang ký sử" hiện hữu trong cuộc sống thường nhật của cộng đồng, trong suốt chiều dài lịch sử sinh tồn, phát triển trên dải đất Cao nguyên vùng Tây Bắc.
Nguồn tin: Internet
Bài viết liên quan
Đặc sản Mộc Châu: Nộm da trâu
Mộc Châu không chỉ được biết đến là vùng đất của những loài hoa đẹp, không khí trong lành mát mẻ mà còn có những món ăn khiến say mê những vị khách khó tính, dulichmocchau.net xin giới thiệu với...
Nộm da trâu - Đặc sản của người Thái Mộc Châu cho mùa hè ngọt mát
Trên mảnh đất du lịch Sơn La, da trâu là một đặc sản vô cùng độc đáo của bà con người dân tộc Thái. Món ăn có vị chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn, dai dai khá mát khi vào hè và cực hợp nếu nhâm...
Đặc sản Ốc suối Chiềng Yên, Vân Hồ
Khách đến xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ (Khu du lịch quốc gia Mộc Châu) đúng mùa mưa thể nào cũng được chiêu đãi món ốc suối cực béo và ngậy. Nếu được tắm suối và tự tay bắt ốc thì còn thú vị hơn...
Măng chua, món ăn độc đáo của núi rừng Tây Bắc.
Những ngày hè này, khắp núi rừng Tây Bắc măng tre mọc khắp nơi, tầm tháng 6 tháng 7, chị em lại đi đào măng tre về để chế biến thành các món ăn, trong đó có món măng chua.
Pá Pỉnh tộp - món cá nướng nhất định đến Mộc Châu ai cũng nên thưởng thức
Người lên Tây Bắc không ai không biết đến thịt lợn cắp nách nướng, thịt trâu gác bếp, và Pa Pỉnh Tộp. Trong đó, Pa pỉnh tộp hầu như có trong tất cả các thực đơn đãi khách của người Thái ở Mộc...
Du lịch Mộc Châu nhất định phải thử 4 món đặc sản dân tộc Thái này
Người Thái vốn thường chọn vùng thung lũng để định cư, quanh nơi ở của họ là một kho nguyên liệu cực phong phú, cộng với sự thông minh, khéo léo sẵn có, người Thái là vua ẩm thực nơi núi rừng Tây...
Người Thái Tây Bắc ăn gỏi cá có gì khác biệt?
Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo trong các món thường để đem ra thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ. Từ xưa người Thái đã có câu “Xép nhứa...
Lễ hội cầu mưa của người Thái Mộc Châu, nét đẹp đặc sắc những ngày đầu xuân
Huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó có dân tộc Thái trắng. Trong đó, phải kể đến lễ hội cầu mưa, một trong những lễ hội quan trọng nhất...
Giới thiệu điểm đến
Dịch vụ
Bài viết xem nhiều
- Tân hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2023 và lượng sữa kỷ lục
- Công ty cổ phần du lịch Pha Luông – Du lịch sinh thái, kế thừa văn hoá và sự bền vững
- Những bản du lịch cộng đồng đẹp mộng mơ của Mộc Châu và Vân Hồ
- Hướng dẫn bình chọn Mộc Châu đạt giải thưởng "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới" năm 2023