Thú vị khi thưởng thức "chẳm chéo" ở Mộc Châu
Món đặc trưng nhất là bắp cải cuốn nhót. Món ăn đã làm nên đặc trưng của người Thái. Đầu tiên là phải chọn những chùm nhót xanh vừa thành quả chưa lâu. Có người thích ăn quả thật non, nhưng có lẽ nhót đạt tiêu chuẩn nhất là khi vừa đủ tầm, không non quá mà cũng không già quá, lớp phấn chỉ mới trăng trắng. Quả nhót phải xanh mướt, hơi mềm mềm, chưa mọng nước và chua rôn rốt, lại cũng thoảng qua vị chát nữa! Xong nhót rồi, bạn cần chọn những lá bắp cải vừa tầm, không già, không non quá, trắng nõn nà. Thêm vài lát tỏi, lá rau mùi, ít gừng thái lát nữa là được.
Quan trọng nhất là bát nước chấm, chắc ngoài Tây Bắc không đâu có: bát “chẳm chéo” là sự hòa quyện của những: tỏi khô, (nhưng phải đúng là tỏi Tây Bắc mới có mùi, vị cay đặc trưng, tỏi tàu - củ to, mọng nước không ra vị của nó), gừng, ớt, rau mùi, lá tỏi… tất cả đều giã nhuyễn, trộn vào chút nước mắm hoặc muối, mì chính hoặc một chút đường.
Thế rồi khi đã tề tựu đông đủ, tất cả nguyên liệu được bày ra, mọi người quây quần lại cắt nhót, cắt bắp cải, đặt những miếng nhót, rau mùi, lá tỏi xanh non mỡ màng, miếng gừng vàng ươm, từ từ cuốn vào lá bắp cải và khẽ chấm vào bát chéo, vừa ăn vừa râm ran những chuyện trên trời dưới biển...
Người Thái ăn chua không thể ăn một mình, phải có bạn, phải túm năm tụm ba. Là món ăn dân giã nên có khi người ta đứng mà ăn cũng được, vừa ăn vừa cười nói, những câu chuyện tếu táo như là một thứ gia vị đặc biệt khiến món ăn ngon hơn. Nếu cứ yên lặng mà ăn thì mất thú, mà vừa ăn lại vừa xuýt xoa vì vị chua của quả kết hợp với vị cay nồng của các gia vị khác nó mới ngon! Thú ăn vặt này đôi khi lại là biện pháp hữu hiệu để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người. Nếu bạn là một khách lạ đến thăm đúng lúc tập thể đang ăn chua, tất nhiên mọi người chẳng thể nào để bạn quay ra hay ngồi thu lu một góc cả, người ta sẽ mời nhiệt tình. Và bạn hãy cứ xà vào, cũng phải cuốn, chấm, xuýt xoa, cũng cười đùa hối hả. Thế là chỉ sau mấy phút bỡ ngỡ bạn đã có thể trò chuyện với họ như đã quen nhau lâu lắm rồi.
Tình người nhiều khi hiển hiện đơn giản chỉ trong một món ăn chơi.
Bài viết liên quan
Ốc đá Suối Bàng - món ngon có một không hai
Ốc đá ở xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến cuối tháng 8, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Hình dáng và nơi sinh sống rất đặc biệt cho nên nó có cái ngon riêng mà ốc...
Lên Mộc Châu hái bơ tháng 7
ừ tháng 7 này cho đến tháng 9, nếu có dịp du ngoạn Mộc Châu (Sơn La), trong túi quà mang về bạn đừng quên mua vài ký bơ nhé!
Ngậy ngon khoai sọ Mán ở Mộc Châu
Ngồi hàn huyên bên ấm trà, sau mấy hơi thuốc lào lâng lâng, nhiều bác tài già từng dọc ngang quốc lộ 43, quốc lộ 6 cũ hồ hởi nhắc lại những câu truyện mình trải qua ngày trước. Họ bảo giống khoai...
Những món ngon khó cưỡng ở Mộc Châu
Đến với Mộc Châu, du khách không những được hòa mình trong không gian tươi đẹp đầy sắc màu của hoa lá, cây cỏ mà còn có cơ hội thưởng thức nét văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo nơi đây.
Món ngon từ ngọn cây tre non
Chiều nay, dưới chân núi Pha Luông mây phủ, phi xe máy từ trên lưng chừng dốc xuống lạnh thấu xương. Ngồi vào mâm cơm, sau chén rượu ấm, mới để ý thấy có mấy món ăn là lạ trông giống măng, nhưng...
Độc đáo với phần thi làm bánh dày của người Mông Mộc Châu
Người Mông quan niệm, hai cái bánh dày tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời - là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Vì thế trong những ngày Tết của họ không thể thiếu món...
Đào Mèo – đặc sản người Mông
Nhiều du khách đã từng mê mẩn trước những rừng đào ở Lóng Luông, Mộc Châu. Đến mùa thu hoạch, những rừng đào ấy lại lôi cuốn họ trở lại
Thịt chua - hương vị hạnh phúc của vợ chồng Dao
Ngày còn bé, tôi thường hay nghe các cô bác trêu mấy chị gái lớn: “Con gái lớn thế này, xinh đẹp thế này thì bố mẹ chẳng mấy chốc mà có thịt chua rồi!”. Tôi chẳng hiểu gì cả vì con gái và thịt...