Tết cổ truyền của người Mông trong cuộc sống hiện đại
Nếu vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước người Mông đều ăn Tết như thế thì nhiều năm trở lại đây, ngày càng nhiều địa phương như Lào Cai, Nghệ An người Mông tổ chức đón Tết cổ truyền trùng với Tết Nguyên đán. Dù dời thời điểm đón Tết để những người thân đi học, đi công tác xa nhà được cùng về sum họp ăn Tết với gia đình, dù hòa chung thời điểm đón Tết của cả đất nước thì những phong tục tập quán và hoạt động ăn, chơi ngày Tết của đồng bào dân tộc Mông vẫn được gìn giữ.
Tết của người Mông đậm đà bản sắc với những tập tục, lễ nghi thể hiện văn hóa truyền thống độc đáo riêng và đề cao tính cộng đồng. Người Mông quan niệm ngày với đêm rõ ràng với nhau, hết ngày là hết năm rồi và trước khi mặt trời lặn cả dòng họ sẽ cùng thực hiện lễ đón năm mới gọi là lễ lử-xu. Sau lễ lử-xu mỗi gia đình trở về nhà để làm lễ thay bàn thờ, một trong những lễ quan trọng nhất vào ngày Tết của người Mông. Bàn thờ là nơi mỗi gia đình người Mông thờ cúng tổ tiên, thờ ma nhà và luôn được thay mới trong dịp Tết để hạnh phúc, may mắn luôn ngập tràn, gia đình luôn được che chở, phù hộ.
Những ngày quan trọng nhất trong Tết của người Mông là ngày 30 Tết, các gia đình trang hoàng lại nhà cửa để chuẩn bị đón tổ tiên về. Mùng Một làm lễ cúng tổ tiên và từ chiều mùng Một, mùng Hai người Mông sẽ đi thăm họ hàng, thầy cô. Sau khi làm lễ tiễn tổ tiên vào mùng Ba thì người lớn trẻ nhỏ nô nức đi trẩy hội, du Xuân.
Hiện nay, nhờ đã có những bể nước tập trung mà nhiều nơi bà con người Mông không còn phải ngày ngày đi gánh nước nhưng tập tục gánh nước đầu năm không hề bị lãng quên. Khi có tiếng gà gáy đầu tiên sớm mùng Một, gia đình nào cũng dậy sớm để đi gánh nước mới về nấu ăn. Ai gánh được nước sông suối về đầu tiên thì năm đó gia đình ấy sẽ làm ăn phát đạt, an khang thịnh vượng, thành công hơn những gia đình khác.
Làm dâu người Kinh ở Hà Nội đã nhiều năm nhưng vào ngày Tết, chị Giàng Thị Hoa vẫn giữ một số tập tục của người Mông. Khi những tập tục ấy được gia đình chồng đón nhận chị cảm thấy tự hào và trân trọng hơn truyền thống của dân tộc: “Tôi xa nhà đã khá lâu rồi nhưng mà cảm giác Tết của người Mông đối với tôi sẽ không bao giờ quên”.
Cũng giống như người Kinh, người Mông có những điều kiêng kỵ riêng trong ngày Tết đã trở thành truyền thống của cả cộng đồng và cho đến nay vẫn được giữ gìn như không gọi nhau vào sớm mùng Một, ba ngày Tết chỉ ăn thịt chứ không ăn rau, nấu bếp không được dùng miệng thổi, ăn cơm không được chan canh… “Đó là những suy nghĩ đơn giản từ gia đình nông dân nghèo khó”, anh Vừ Bá Thông, chuyên viên vụ pháp chế Ủy ban Dân tộc Quốc hội giải thích về những điều kiêng kỵ của người Mông. Với họ, không ăn rau để cả năm không phải ăn nhiều rau, ăn thịt thì chăn nuôi mới tốt để có thịt mà ăn, thổi bếp thì mưa bão sẽ làm đổ hoa màu, chỉ con trai ăn thịt gà lễ thì mới giữ được tài lộc, tốt đẹp… Có lẽ bởi vậy mà một số tục lệ đã không còn phù hợp với tư duy của nhiều bạn trẻ khiến họ mong muốn có sự thay đổi. Thay đổi ở đây không có nghĩa là vứt bỏ truyền thống mà là giữ gìn và phát huy truyền thống theo sự tiến bộ xã hội, trên tinh thần nâng niu, trân trọng ý nghĩa của các phong tục cổ truyền.
Trong những ngày đầu năm, đồng bào người Mông cùng hòa mình trong không khí lễ hội đông vui, rộn ràng. Có lẽ bất cứ ai cũng yêu mến tiếng hát, điệu múa, tiếng khèn của người Mông. Khi cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại hơn, người Mông vẫn giữ gìn tiếng mẹ đẻ, trang phục truyền thống, các trò chơi dân gian ném pao, đánh cầu… Đó là bản sắc cũng là niềm tự hào của cộng đồng người Mông.
Nghiên cứu về các tập tục của đồng bào dân tộc Mông, TS Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhận xét: “Phong tục nào cũng có nguồn gốc của nó. Những gì khác biệt thì làm nên bản sắc văn hóa”. Với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, cuối năm 2015, Tết Nào-pê-chầu, Tết cổ truyền của người Mông đen ở Điện Biên còn được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dù là người Mông ở địa phương nào, dù là đón Tết trước hay chung với Tết Nguyên Đán thì những ngày này với người Mông vẫn mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Khi mỗi dịp Tết đến Xuân về, những người nông dân chất phác, bình dị nơi vùng cao vẫn không mong gì hơn là những điều rủi ro, bệnh tật sẽ trôi đi theo năm cũ, sang năm mới những điều tốt đẹp hơn sẽ đến với mọi người./.
Hoàng Ngọc (QĐND)
Bài viết liên quan
Sơn La tổ chức Ngày hội Hoa đào tại 'thiên đường hoa vùng Tây Bắc'
Ngày hội Hoa đào đã được tổ chức thành công lần đầu tiên tại huyện Vân Hồ với nhiều hoạt động tôn vinh vẻ đẹp hoa đào cũng như bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Hồ
Đặc sản cá suối ở Mộc Châu ăn hoài không chán
Trong tiết trời se lạnh cuối thu đầu đông, hay cái rét ngọt cuối đông, đầu xuân, bạn sẽ đánh bay vài bát cơm chỉ với đĩa cá suối thơm nức, tươi ngon khi du lịch Mộc Châu.
Tết ấm ở Mộc Châu
Mấy năm gần đây, Mộc Châu ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Và không ít du khách lựa chọn nơi này là điểm dừng chân ăn tết nguyên đán.
Lạp sườn - món ngon trong Tết xứ Mộc
Nhai thật kĩ, thật chậm, miếng lạp sườn Mộc Châu để cảm nhận rõ nhất hương vị núi rừng, mùi mắc khén thơm, mùi rượu nồng, mùi khói gỗ rừng vấn vương và cảm nhận độ giòn, dai, mềm, ngọt, chua,...
Phong tục ngày Tết của người H'Mông ở Mộc Châu
Khác với người Kinh và đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước, người H’Mông ở Mộc Châu (Sơn La) ăn Tết vào đầu tháng Chạp âm lịch và kéo dài trong một tháng. Ngày Tết của dân tộc H’Mông ở...
Chum rượu cần ở Mộc Châu
Tây bắc là nơi mỗi khi du khách đặt chân tới, sẽ có cơ hội được thưởng thức những đặc sản ẩm thực phong phú đậm đà bản sắc của các Dân tộc. Đặc biệt là Rượu cần của dân tộc Thái.
Gà mọ món ăn đặc biệt của dân tộc Thái Mộc Châu
Gà mọ là món ăn nổi tiếng của vùng Tây Bắc, với Cao nguyên Mộc Châu thì món gà mọ còn có hương vị khác lạ đặc biệt hơn với sự kết hợp của nhiều nguyên liệu đặc biệt nơi đây.
Ngọt thơm những cánh hoa ban
Với những rừng ban bạt ngàn, người Thái ở Tây Bắc nói chung và ở Mộc Châu nói riêng đã khéo léo chế biến những cánh hoa trắng trẻo, xinh xắn thành các món ăn vô cùng hấp dẫn
Giới thiệu điểm đến
Dịch vụ
Bài viết xem nhiều
- Tân hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2023 và lượng sữa kỷ lục
- Công ty cổ phần du lịch Pha Luông – Du lịch sinh thái, kế thừa văn hoá và sự bền vững
- Những bản du lịch cộng đồng đẹp mộng mơ của Mộc Châu và Vân Hồ
- Hướng dẫn bình chọn Mộc Châu đạt giải thưởng "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới" năm 2023