Đàu Pao- trò chơi của phụ nữ H’Mông Tà Phình (Mộc Châu- Sơn La)
Đàu Pao có nguồn gốc từ trò Lải Pao(ném pao) truyền thống của người H’Mông. Theo lời kể của anh Vàng A Thào, Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc xã, cũng là một người H’Mông ở Tà Phình thì không ai còn nhớ trò chơi này được sáng tạo ra khi nào, mọi người chỉ truyền nhau rằng: thấy anh em nam giới đánh bóng chuyền vui quá, chị em rất thích nhưng thì lại không biết chơi nên nghĩ ra cách kết hợp Lải Pao và bóng chuyền để tạo ra một trò chơi mới với cách chơi vừa đơn giản lại không kém phần thú vị.
Đàu Pao thường được tổ chức trên một khoảnh đất rộng đã được san phẳng và dọn dẹp sạch sẽ. Sân thi đấu được kẻ sẵn có chiều dài từ 12mX8m(hoặc 10mX6m), cũng có lưới giống như sân bóng chuyền nhưng lưới của Đàu Pao gồm 2 phần, một được căng bằng lưới bóng chuyền hoặc dây thừng, mặt lưới cách đất 3,5 m, một được căng bằng dây thừng cách mặt lưới thứ nhất 0,5m. Người chơi chia làm 2 đội, mỗi đội từ 6-9 người(chỉ nữ giới mới được chơi). Một trận Đàu Pao thường kéo dài 3-5 séc. Khởi đầu cuộc chơi, một người sẽ đứng ở góc phải cuối sân phát pao sang phần sân của đội kia, người chơi của đội đối diện sẽ phải bắt được quả pao đã ném sang và ném trả lại. 2 đội sẽ ném qua lại như vậy qua khoảng không gian trống giữa 2 phần lưới cho đến khi quả pao rơi xuống đất, rơi ra khỏi sân, pao ném lên trên hoặc xuống dưới 2 phần lưới. Mỗi lần để pao rơi, hoặc ném ra ngoài, chạm lưới như vậy bị tính thua 1 điểm. Séc đấu kết thúc khi một bên thua 15 điểm. Cũng có một cách chơi khác, 2 bên thống nhất thời gian thi đấu, séc đấu kết thúc khi hết khoảng thời gian đã quy ước, bên nào bị tính nhiều điểm hơn là thua .
Đàu Pao không quá phức tạp, song lại đòi hỏi sức khỏe, sự chính xác, khéo léo, dẻo dai, những phẩm chất người phụ nữ H’Mông có thừa.Tôi có cảm giác rằng mỗi lần chị em bắt quả pao về tay mình là mỗi lần họ nhận về niềm vui, may mắn cho năm mới, mỗi lần ném pao đi là một lần vứt trả lại bầu trời lồng lộng trên kia những nhọc nhằn, vất vả suốt cả năm đã qua. Chị em tham gia trò chơi rất nhiệt tình và phấn khởi, kết thúc trận đấu tất nhiên có người thắng, kẻ thua nhưng trên khuôn mặt tất cả các mọi người đều lộ rõ ánh mắt tươi vui, nụ cười rạng rỡ. Họ ôm chầm lấy nhau mà nhảy múa, mà chúc mừng. Một năm không có nhiều ngày vui như thế để những người phụ nữ vốn quen thuộc với nương ngô, nương sắn, với công việc bếp núc, thêu thùa được có cơ hội cười, nói, hò hét, được bình đẳng như nam giới. Đàu Pao không còn là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn là cơ hội để giao lưu, thể hiện tinh thần cộng đồng vốn luôn tiềm tàng trong dòng máu, trong từng hơi thở của người H’Mông. Chị Hạng Thị Gống (bản Tà Phình xã Tân Lập) vừa đi giao lưu ở bản Giáo- Mường Lựm- Yên Châu về cho biết: lúc đầu chơi cũng mệt, nhưng khi quen rồi thì thoải mái và rất ham. Năm nay chị em đi giao lưu đông lắm, kể cả những người không biết chơi cũng đi cùng để cổ vũ, ai cũng hào hứng cả. Kết thúc cuộc thi bên chủ nhà sẽ mời cơm, rượu, mình vừa được đi chơi vui lại vừa được giao lưu, kết bạn...
Đàu Pao đã trở thành trò chơi phổ biến trong các các bản Phiêng Cành, Tà Số và nhiều bản khác ở huyện Chiềng Hắc, huyện Yên Châu. Nó cùng với nhiều trò chơi khác đem lại nét đẹp văn hóa đặc trưng của người H’Mông. Nó góp phần xua tan đi cái giá lạnh của núi rừng Tây Bắc, đưa người ta lại gần nhau hơn mỗi khi tết đến xuân về.
Tác giả: Thành Đạo
Nguồn tin: BQL khu du lich Moc Chau
Bài viết liên quan
Pịa - Món ngon dân tộc
Có một món ăn nổi tiếng của vùng đất Sơn La mà ai đi qua đó một lần không nếm thử thì thật đáng tiếc, đó là món Pịa. Nguyên liệu để chế biến món Pịa là từ những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê…...
Cơm Thái
Cơm Thái cổ điển là ăn nếp xôi truyền thống. Đó là các loại gạo nếp tan, khẩu ma tứn (gạo chó dậy: Cơm xôi thơm quá đến con chó đang ngủ đánh hơi thấy cũng phải vùng dậy).
Háo hức đổ về chợ tình Mộc Châu
Cao nguyên Mộc Châu không chỉ có đặc sản là chè, những cô gái dân tộc duyên dáng mà ngày nay, phiên chợ tình tổ chức vào ngày 31/8 đến 2/9 hằng năm cũng là một món “đặc sản” níu khách thập phương...
Tết Độc Lập Tại Mộc Châu
Theo lời kể của những người Mông cao tuổi, kể từ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (2/9/1945), người Mông đã rất trân trọng và coi đó là Tết độc...
Gọi thần mặt trời trở lại sau đêm tối
Khi hoa cúc quỳ lìa nhụy theo từng cơn gió lạnh, cũng là lúc hoa đào hồng bạt ngàn trên dọc cung đường Tây Bắc. Lúc này, ngược qua đây, ta sẽ như lạc vào vườn xuân kỳ diệu. Đó là dịp Tết của đồng...
Xem cuộc thi Hoa hậu có một không hai tại Việt Nam
Tại Mộc Châu - Sơn La, cứ vào ngày 14-15.10 hàng năm, đều diễn ra một cuộc thi hoa hậu hết sức độc đáo: cuộc thi dành cho những chú bò được nuôi tại Thảo nguyên Mộc Châu. “Hội thi hoa hậu bò sữa...
Bánh tình yêu của người Dao Phiêng Luông (Mộc Châu)
Món bánh ấy, tiếng Dao gọi là Dua Ít, đã ăn phải ăn cả cặp, không ai ăn một chiếc cả…
Độc đáo phong tục gội đầu của người phụ nữ Thái
Với người phụ nữ Thái, bên cạnh “tăng cẩu” thì nghệ thuật gội đầu, chăm sóc tóc của họ cũng được coi là cả một nghệ thuật mới mẻ với nhiều nét độc đáo.