Tết sớm trên bản người Mông
Tết cổ truyền của người Mông diễn ra trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng (từ ngày 30-11 Âm lịch) và kéo dài trong 3 ngày. Chính bởi vậy nên sau thời gian ăn Tết, mùa lễ hội của người Mông dài hơn, với nhiều hoạt động, trò chơi giao lưu phong phú trong suốt mùa hội cho đến sau Rằm tháng Giêng mới giảm dần để bắt đầu công việc làm ăn cho năm mới. Vào trước ngày 30-11 Âm lịch, người Mông tạm gác mọi công việc thường ngày để tập trung dọn dẹp nhà cửa, mổ lợn, làm bánh giầy… chuẩn bị đón Tết. Buổi chiều 30-11, tất cả các dụng cụ canh tác như cày, cuốc, xẻng, dao, cào… đều được gia chủ rửa sạch sẽ, dán giấy màu rồi xếp vào cạnh góc bàn thờ, 10 ngày sau mới lấy ra sử dụng. Người Mông cho rằng: “Ngày Tết, con người được nghỉ ngơi, công cụ và vật dụng trong nhà cũng phải được nghỉ ngơi thì sang năm mới làm ăn mới thuận, mùa màng sẽ tốt”. Bởi vậy, người Mông dọn dẹp nhà cửa, dán giấy màu lên ban thờ, vì kèo, cột nhà và cả lên những vật dụng trong nhà.
Khoảnh khắc Giao thừa của đồng bào Mông được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm 30 Tết, dù là gà nhà ai trong bản. Vào thời khắc này, mọi người trong gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa hát những bài hát truyền thống đón xuân, người già kể cho lớp trẻ nghe những câu chuyện của dòng họ, gia đình, làng bản và cả những câu chuyện buồn vui của một năm cũ sắp qua để cùng đón chào năm mới đang về. Những ngày Tết, từ sáng sớm, thanh niên nam nữ đã ăn mặc đẹp, tập trung tại một địa điểm rộng cùng chơi hội tết. Những chàng trai, cô gái ném “đầu pao” để tỏ tình. Bọn trẻ thì chơi ném quay, những người đã có gia đình thì tung còn…. Khắp các thôn bản rộn rã tiếng khèn, tiếng sáo.
Tục đón Tết sớm của đồng bào Mông ở Mộc Châu những năm gần đây đã trở nên vô cùng hấp dẫn với dân du lịch bởi người Mông ở đây quan niệm “năm mới sẽ may mắn nếu có khách lạ đến nhà trong dịp Tết”. Bởi vậy, đến Mộc Châu trong những ngày Tết cổ truyền, du khách sẽ có cơ hội để khám phá những phong tục, nghi lễ độc đáo và các chơi trò chơi, cùng hòa chung niềm vui năm mới bên chén rượu ngô nồng đượm, thưởng thức món bánh giầy Mông truyền thống rán giòn và những món ăn chỉ có trong ngày Tết.
Vũ Thanh- ANTĐ
Bài viết liên quan
Lên vùng cao ăn Tết cùng đồng bào Mông
Những ngày này, khi những vườn đào, vườn mận trên nương bắt đầu chớm nở, báo hiệu mùa xuân sang, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông ở Sơn La vui mừng đón Tết cổ truyền. Tết cổ truyền của người...
Tết truyền thống đồng bào Mông
Cũng như đồng bào Mông ở nhiều địa phương khác, đồng bào Mông ở xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mộc Châu, tỉnh Hòa Bình, ăn Tết truyền thống bắt đầu từ mồng 1/12 Âm lịch và kéo dài đến hết tháng. Giống...
Lễ hội Hết Chá - nét văn hóa đặc sắc của người Thái Mộc Châu
Chúng tôi đến với huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La trong không khí mát lành của vùng đất cao nguyên. Có lẽ ít nơi nào lại cảm nhận sự chuyển mùa rõ rệt như ở nơi đây.
Lễ cầu mưa của người Thái trắng
Lễ cầu mưa diễn ra vào ngày 15-2 âm lịch hằng năm là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm của người Thái trắng ở bản Nà Bó 1 (Mộc Châu, Sơn La) để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng...
Lên Mộc Châu đón tết cùng đồng bào Mông
Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2/9, cộng đồng các dân tộc trên khắp dải rừng Tây Bắc lại nô nức đổ về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La để tham dự một trong những lễ hội lớn nhất trong năm -...
Đồng bào Mộc Châu vui Tết Độc lập
Theo phong tục của tổ tiên, đồng bào Mông ở Mộc Châu, tỉnh Sơn La chỉ ăn Tết một lần vào dịp cuối năm, nhưng kể từ những năm 50 của thế kỷ trước, đồng bào nơi đây đã có thêm một cái Tết mới - đó...
TÌM VỀ CHỢ TÌNH MỘC CHÂU
Thường thường khi nhắc đến “chợ tình”, người ta sẽ hình dung ngay đến chợ tình Sa Pa – một thị trấn trong sương, hay chợ tình Khau Vai – nằm trên cao nguyên đá điệp trùng tai mèo sắc nhọn. Tuy...
Tết Độc lập trên cao nguyên
Hàng năm, cứ gần đến ngày Quốc khánh 2/9, người Mông ở khắp vùng Tây bắc lại nô nức đổ về thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Sơn La để được hòa mình vào không khí của một trong những ngày hội lớn...