Kế hoạch tổ chức "Ngày hội Hoa Đào" huyện Vân Hồ, năm 2018
1. Mục đích
Nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, đồng thời có kế hoạch phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Thông qua việc tổ chức ngày hội động viên, khích lệ nhân dân phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm với giá trị văn hóa của dân tộc cùng chung tay duy trì phát triển ngày hội càng tốt đẹp hơn.
Quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Hồ, thu hút du khách trong tỉnh, trong nước và Quốc tế đến trải nghiệm, thưởng thức, tìm cơ hội đầu tư, giao lưu, hợp tác phát triển và hội nhập.
2. Yêu cầu
Tổ chức “Ngày hội Hoa Đào” phản ánh đa dạng các hoạt động, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện, tỉnh và du khách trong và ngoài nước.
Chuẩn bị chu đáo nội dung, hình thức, chương trình, cơ sở vật chất, huy động lực lượng tổ chức phù hợp với thực tế an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
II. QUY MÔ, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Quy mô: Cấp huyện
2. Tên gọi: “Ngày hội hoa đào” huyện Vân Hồ, năm 2017
3. Thời gian: Tổ chức 2 ngày, 2 đêm (khi mùa hoa đào nở) dự kiến ngày 02- 03/02/2018 (tức ngày 17-18/12/12/2017 âm lịch).
4. Địa điểm: Dự kiến Sân vận động bản Pa Kha, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ.
III. THÀNH PHẦN THAM GIA
1. Cơ quan chỉ đạo
- Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Vân Hồ.
2. Đơn vị thực hiện
- Văn phòng HĐND và UBND huyện; Phòng VH&TT; Trung tâm VH-TT; Phòng Kinh tế và Hạ tầng; Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan đơn vị liên quan và UBND các xã huyện Vân Hồ.
3. Đơn vị phối hợp: Trung tâm Văn hóa tỉnh Sơn La.
4. Thành phần tham gia
* Lực lượng biểu diễn
- Nghệ nhân, diễn viên các dân tộc tiêu biểu xuất sắc huyện Vân Hồ biểu diễn chương trình khai mạc khoảng 200 người;
- Diễn viên, nghệ nhân, học sinh THPT tham gia nhảy Tha khềnh dân tộc Mông khoảng 100 người
- Lực lượng viết kịch bản, Ê kíp đạo diễn, biên đạo, hòa âm, phối khí âm nhạc, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, trình chiếu màn hình LED...
* Lực lượng thể thao, trò chơi truyền thống
- Mỗi xã huy động đoàn vận động viên tham gia các hoạt động trò chơi, thể thao truyền thống gồm: Rồng ấp trứng, đánh tu lu, múa khèn, pa pao, đẩy gậy, bắn nỏ, chọi gà,..(mỗi xã 20 người).
* Lực lượng tham gia mua bán giới thiệu sản phẩm
- Các xã huy động nhân dân chuẩn vị các sản phẩm kinh tế, văn hóa tham gia trưng bày giới thiệu, mua, bán sản phẩm gồm: thắng cố ngựa, bánh dày, mèn mén, thịt hun khói, lợn địa phương, gà ác, hạt bí, rau cải, thuốc gia truyền, mõ trâu, lu cở, cày, bừa, nỏ, dao...
- Huy động nhân dân chuẩn bị cây đào, cành đào đẹp để bán trong dịp tết, đặc biệt là khu vực xã Loóng Luông;
* Đại biểu, phóng viên TW và địa phương: Khoảng 100 người
* Du khách: trong và ngoài nước đến tham gia Lễ hội, mua bán cây đào, cành đào đón tết khoảng từ 10.000 - 12.000 người
IV. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA NGÀY HỘI
1. Trang trí tuyên truyền
- Tuyên truyền bằng hệ thống Pa nô, áp phích, khẩu hiệu, phướn, cổng chào, cổng hơi, màn hình LET
- Xe chuyên dụng trang trí cờ hoa, pa nô cổ động về hoa đào đi tuyên truyền cổ động.
- Tuyên truyền trên sóng Đài PTTH địa phương và TW.
- Tuyên truyền trên sóng Đài PTTH huyện, tỉnh.
2. Lắp ráp sân khấu, âm thanh, ánh sáng
- Dựng sân khấu ngoài trời 2 tầng và một đường dẫn, có cầu thang lên xuống: rộng 20m, sâu 12m,
- Khu vực sân khấu sắp đặt 12 cây đào thế đẹp (dáng, thế, hoa, nụ, lá, quả) để thu hút du khách (sau khi kết thúc chương trình bán đấu giá).
- Khung định hình phông chính, màn hình LED quảng bá về các loại hoa đào vùng cao và một số phong tục tập quán tiêu biểu của các dân tộc.
- Khung định hình lắp ráp hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại công xuất đáp ứng được 12.000 người nghe.
- Dựng 02 nhà bạt thay trang phục cho nam, nữ sát với phông hậu
- Dựng khung định hình nhà bạt rộng 12m x dài 30m đảm bảo kê được 400 ghế đại biểu tránh mưa nắng.
3. Chương trình khai mạc “Hương sắc hoa đào vùng cao ”
( Đài PT- TH tỉnh truyền hình trực tiếp )
- Hoạt động trước giờ phát sóng: Phóng sự một số hoạt động tiêu biểu về kỹ thuật trồng, chăm sóc đào phai và nguồn gốc hoa đào vùng cao (05 phút)
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, phát biểu tỉnh, huyện: 10 phút)
- Chương trình nghệ thuật với chủ đề: “Hương sắc hoa đào vùng cao ” 60 phút (có kịch bản riêng) Khai thác tối đa nét tiêu biểu về hình thành và phát triển cây đào vùng cao trên nền bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Vân Hồ - nhu cầu hoa đào tết trong thời kỳ hội nhập.
- Kết thúc chương trình khai mạc “ Vũ điệu tha khềnh” với sự tham gia của 100 diễn viên, nghệ nhân dân tộc Mông.
4. Giới thiệu mua bán sản phẩm dân tộc (trại văn hóa- kinh tế)
- Dựng 20 nhà bạt (riêng từng nhà): rộng 3m x dài 8m x cao 2,5m, khung sắt có cáp níu, phủ bạt chống mưa nắng, mỗi gian hàng có 1 giá 3 tầng để bày hàng, có 01 ổ điện, 1 bóng điện (mỗi nhà cách nhau 20m).
- Các xã giới thiệu các quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm: mèn mén, bánh dày, thắng cố, bễ rèn công cụ sản xuất, nấu rượu ngô, các món ăn dân tộc Mông,Thái, Dao,..rau cải các loại, thuốc gia truyền…
- Mỗi nhà bạt cách nhau 20m để các xã có đủ diện tích giới thiệu mua bán sản phẩm và cây đào, cành đào.
5. Thi “Chế biến Trưng bày mâm cỗ truyền thống”
- Nội dung: - Giớ thiệu món ăn dân tộc, khẩu vị chế biến phù hợp với từng dân tộc và phong tục tập quán, văn hóa địa phương của UBND 14 xã.
- Lựa chọn nguyên liệu sạch có nguồn gốc, chế biến và trưng bày 01 mâm cỗ truyền thống của dân tộc mình, BTC chấm điểm;
+ Lực lượng tham: 14 xã của huyện Vân Hồ, mỗi xã 01 mâm cỗ
+ Địa điểm: Khu trại văn hóa - kinh tế của các xã.
+ Tổ chức thực hiện: Hội liên hiệp phụ nữ huyện.
6. Hoạt động trò chơi truyền thống, thể thao dân tộc
- Các xã chuẩn bị và tham gia các trò chơi: Rồng ấp trứng, đánh tu lu, múa khèn, ném pao, đu quay, chọi gà.
- Các xã chuẩn bị và tham gia các môn thể thao dân tộc gồm: Bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co. BTC có quy chế riêng cho các hoạt động.
- Xã Lóng Luông tổ chức thi giã bánh dày (mỗi bản thuộc xã Lóng Luông thành lập 01 đội).
7. Trình diễn trang phục dân tộc và Thi giới thiệu về hoa đào
- Mỗi xã cử 01 người có khả năng thuyết trình, biên tập và giới thiệu về hoa đào hay nhất, hấp dẫn nhất, ấn tượng nhất (trong 5-7 phút).
- Mỗi xã tự chọn cây đào đẹp nhất để giới thiệu (cây đào có dáng đẹp, có hoa, lá, nụ, quả …). Ban tổ chức có quy chế riêng.
8. Tua du lịch trải nghiệm
- Lựa chọn một số vùng có hoa đào đẹp.
- Tạo địa điểm, vị trí chụp ảnh.
- Chụp ảnh cùng người đẹp vùng cao.
- Hướng dẫn viên giới thiệu về mảnh đất và con người Vân Hồ, nguồn gốc hoa đào vùng cao.
9. Chương trình nghệ thuật bế mạc (có kịch bản riêng)
+ Nghi lễ: 05 phút
+ Báo cáo kết quả Lễ hội 05 phút.
+ Trao giải thưởng cho các nội dung.
+ Chương trình nghệ thuật (45 phút) “ Hoa đào trên đỉnh núi”
+ Kết thúc là màn nhảy tha khềnh của 200 diễn viên và du khách.
Bài viết liên quan
Mộc Châu vào mùa mơ trắng
Như thông lệ, khi mùa xuân bắt đầu tới, hoa mơ là loài hoa đầu tiên của núi rừng Tây Bắc bung sắc đón chào. Hiện tại, hoa mơ đang nở đẹp tai khu vực tiểu khu 14, thị trấn Mộc Châu
"Ngày hội hoa đào" huyện Vân Hồ 2018
Ủy ban nhân dân huyện Vân Hồ xây dựng Kế hoạch tổ chức “Ngày hội Hoa Đào” huyện Vân Hồ, năm 2018, như sau:
Hoa mận Mộc Châu 2018 đẹp nhất trong nhiều năm qua
Khi vượt qua được đoạn đường dài sương mù bao phủ, chúng tôi có mặt ở thung lũng mận Nà Ka. Chẳng còn từ nào để diễn tả được niềm vui sướng, hạnh phúc của hành trình vừa qua khi lọt vào tầm mắt...
Mường Thanh Mộc Châu chính thức đón danh hiệu khác sạn 4 sao
Ngày 2/2, khách sạn Mường Thanh Luxury Mộc Châu long trọng tổ chức lễ đón nhận quyết định công nhận khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên tại tỉnh Sơn La.
Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2017
Vừa qua, tại Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng 2017.
Cập nhật tình hình cải Mộc Châu tháng 12 năm 2017: Cải Mộc Châu chính thức vào mùa
Khắp các cung đường ở Mộc Châu những bãi cải trắng muốt đã bung nở từ đỉnh núi xuống đến các thung lũng chạy dài. Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xin giới thiệu một vài địa điểm có cải...
Dã quỳ đang tưng bừng nở tại Mộc Châu
Chỉ cách Hà Nội khoảng 180km, Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La không chỉ là thảo nguyên 4 mùa hoa trái, cao nguyên này còn là điểm du lịch lý tưởng, ngoài đồi chè, vườn cải, hoa mận, hoa đào... Mộc...
Cải Mộc Châu năm nay bắt đầu nở rực rỡ từ tháng 12
Từ độ cuối tháng 10, Mộc Châu đã được bao phủ bởi bạt ngàn sắc trắng hoa cải. Chính vẻ đẹp tinh khôi, dịu dàng này đã làm cho đất trời vùng cao nguyên trở nên đằm thắm, lãng mạn, khiến bao du...