Một số di tích lịch sử tại Mộc Châu
Đồn nằm trên đường đi Thác Dải Yếm và cửa khẩu Pa Háng (Lóng Sập) sang Lào. Từ quốc lộ 6 rẽ vào chỉ mất chừng gần 1km, đồn nằm bên tay trái. Giữa một khoảng sân rộng, tấm bia lịch sử Đồn Mộc Lỵ nằm trang trọng ghi lại chiến công oanh liệt của bộ đội ta.
Nhìn lên trên, một đài tưởng niệm ghi danh 53 liệt sỹ đã ngã xuống để dành lấy ngã ba huyết mạch này. Đi dần lên cao, những bậc thang dẫn tôi qua những lô cốt bê tông đã xanh rêu nhưng còn nguyên vẹn. Những lô cốt ấy, to có, nhỏ có, nhưng đều có những lỗ châu mai để đặt súng, có cửa ra vào khá rộng. Chui vào một lô cốt, thật khó mà tưởng tượng bộ đội ta đã làm cách nào để chiếm được đồn, bởi nhìn từ trên xuống, quả đồi thoai thoải, chỉ một vài sự di động đã có thể bị phát hiện.
Trên đỉnh cao nhất của đồi, giữa hoa cỏ là những bức vách được xây bằng đá- có lẽ là sở chỉ huy của Đồn Mộc Lỵ khi xưa. Men theo lối mònvòng quanh đồi,thấy rất nhiều lô cốt,cái nào cũng có những ấn tượng rất thú vị: cái thì bên vách tường đã mọc lên một cây sung to, chi chít quả, có cái nằm dưới những gộc tre già thơ mộng nhìn ra ruộng lúa…
Thời gian đã phủ bóng lên những chứng tích, nhưng sự hi sinh của các chiến sỹ cho độc lập dân tộc hẳn sẽ không ai quên:
Đồn Mộc Lỵ nằm ngay quốc lộ 43, trên đường vào Thác Dải Yếm, Cửa khẩu Lóng Sập, chỉ cách quốc lộ 6 chừng gần 1km. Cổng vào khu di tích khá nhỏ khá nhỏ, nằm khiêm nhường giữa các ngôi nhà, đứng ở ngoài đường chỉ thấy tấm bia ghi lịch sử di tích. Tấm bia diễn giải đại ý: Đồn được Thực Dân Pháp xây dựng năm 1947, khi phát hiện thấy quân chủ lực của ta di chuyển lên Tây Bắc. năm 1951, được tăng cường lực lượng, vũ khí, bổ sung hệ thống công sự, hầm hào kiên cố, hy vọng có thể đủ sức chống đỡ được sự tấn công của Việt Minh, án ngữ, khống chế quốc lộ 6 và quốc lộ 43 sang Hủa Phăn (Lào).
Là hệ thống phòng thủ liên hoàn gồm 9 lô cốt bê tông kiên cố, cố có lỗ châu mai bắn ra các hướng, liên kết với nhau bằng hệ thống giao thông hào chằng chịt, được xây dựng trên những vách đá tai mèo hiểm trở, có nhiều đoạn dựng đứng, có thể ứng cứu cho nhau khi bị tấn công. Nơi đây luôn có một tiểu đoàn quân viễn chinh Pháp được trang bị vũ khí cực mạnh đồn trú.
Để có chiến thắng Đồn Mộc Lỵ, bộ đội ta đã phải mất nhiều tháng trinh sát, lên phương án tối ưu, chập tối 19/11/1952, mới tổ chức tấn công. Địch lợi dụng công sự, lô cốt và các ụ súng điên cuồng chống trả, ta và địch giành giật nhau từng công sự, lô cốt, ụ súng, từng mét hào.
Trận đánh ác liệt đã diễn ra nhiều giờ đồng hồ, gần sáng, bộ đội ta làm chủ hoàn toàn đồn Mộc Lỵ, tiêu diệt và bắt sống 350 tên địch, trong đó có tên quan ba Vzanh đờ xăng; thu hơn 500 súng các loại, cùng toàn bộ vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng khác; giải phóng hơn 1.000 dân. Trong trận đánh bi hùng đêm hôm đó, 53 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 174 đã anh dũng hy sinh…
2. Bia Tây Tiến
Di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiến được xây dựng trên đỉnh đồi Nà Bó thuộc tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đường đi đến di tích rất thuận lợi đối với khách tham quan, du khách có thể đi đến di tích bằng các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp, đi bộ. Từ thị xã Sơn La xuống tới di tích là 110km, từ Hà Nội lên tới di tích là 201km. Nếu du khách đi từ huyện lỵ Mộc Châu đi cửa khẩu Lóng Sập rẽ trái vào tới khu di tích là 400m.
Mộc Châu là nơi tập kết của bộ đội Tây Tiến từ miền xuôi lên rồi tỏa đi các mặt trận Tây Bắc, biến giới Việt Lào. Để ghi nhớ công ơn của các chiến sỹ Trung đoàn 52 Tây Tiến và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Sơn La đồng thuận xây dựng di tích lưu niệm trung đoàn 52 Tây Tiền. Công trình được khởi công tháng 3 năm 2006, khánh thành ngày 17 – 9 – 2006.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, mảnh đất vùng biên cương phía Tây Bắc tổ quốc luôn được coi là vị trí chiến lược hết sức quan trọng là mảnh đất “Phên dậu của Tổ quốc”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ngày 27-2-1947, Đảng ta đã quyết định thành lập mặt trận Tây Tiến.
Đây là chủ chương hết sức đúng đắn của Đảng và quân đội ta: Trung đoàn Tây tiến cùng các đơn vị vũ trang khác có nhiệm vụ đánh địch, phá tan âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp ở vùng Tây Bắc. Đồng thời trung đoàn Tây Tiến còn phải thực hiện một nhiệm vụ cao cả là giúp cách mạng Lào kháng chiến chống Pháp.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy chiến khu II, mặt trận Tây Bắc, các đội Vệ quốc đoàn Tây Tiến đã sát cánh cùng quân dân các dân tộc địa phương và nước bạn Lào vừa củng cố chính quyền cách mạng, vừa liên tục chặn đánh quân địch ở Điện Biên Phủ, Tuần Giáo, Quỳnh Nhai, Chiềng Pấc, Chiềng Khương, Mường Sại, Đường 41, Sông Mã. Nhưng do lực lượng ít, địa bàn rộng, trình độ tác chiến còn hạn chế nên bộ đội Tây Tiến và quân dân địa phương chỉ có thể đánh tiêu hao, chặn bước tiến của địch.
Ngày 1/2/1947, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư động viên bộ đội Tây Tiến:
Kính gửi: Các chiến sỹ bộ đội Tây Tiến
“Các đồng chí.
Hôm nay các đồng chí lên đường lãnh nhiệm vụ tiến về hướng tây, theo gót một số đã sớm tiến lên mạn Điện Biên Phủ, Sơn La, Mộc Châu, Sầm Nưa hay miền lân cận Xiêng Khoảng, Sê Pôn.
Tôi viết thư này cho tất cả các đồng chí, người hiện đã ở tiền tuyến Miền tây cũng như những người vừa nhận được lệnh lên đường, nay vạch rõ được nhiệm vụ nặng nề thiêng liêng mà nước nhà đã giao phó. Tôi lại muốn kêu gọi cac đồng chí chuẩn bị tinh thần cho đầy đủ để ứng phó với tất cả những khó khăn hiểm nghèo nay đợi chờ các đồng chí ở nơi chiến địa.
Miền Việt tây đối với nước ta có vị trí chiến lược quan trọng.
Hùng cứ được vùng đó,không những quân địch ở vào cái thế “cứ cao lâm hạ” có thể uy hiếp hậu phương của chúng ta, mà chúng lại mong thực hiện cái âm mưu ác độc “dĩ Việt chế Việt” chia rẽ các anh em thiểu số, lập người Việt thiểu số để tiến đánh chúng ta.
Cái âm mưu chính trị lẫn quân sự ấy chúng đã thực hiện ở Miền nam bằng cách chiếm cứ cao ở miền nam trung bộ và lợi dụng anh em dân tộc thiểu số ở đó. Ngày nay sở dĩ bộ đội ta ở miền nam trung bộ nhiều nơi phải chiến đấu trong những điều kiện khó khăn, sở dĩ trên các mặt trận, chúng ta thấy cái cảnh cốt nhục thương tàn, một số anh em Ra đê (Rhadé) làm tay sai cho Pháp là vì lúc mới khởi hấn, chúng ta khồn đủ lực lượng hành động, không kịp thời để ngăn ngừa quân Pháp tiến chiếm vùng cao nguyên.
Ở Miền Bắc Việt Nam thực dân Pháp cũng sẵn cái ý định khống chế các vùng dân tộc thiểu số từ Lai Châu đến Thanh Nghệ để tiến đánh Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An và mong
Do những nhận xét nói trên các đ/c thấy rõ nhiệm vụ bảo vệ biên cương phía Tây của chúng ta và quan trọng đến chừng nào. Mỗi tấc đất miền Tây là một tấc đất của tổ quốc Việt Nam, chúng ta không thể để cho địch dễ dàng giẫm lên được. Mỗi một đồng bào miền Tây là một người dân đất Việt, chúng ta không thể không bảo vệ quyền lợi của đồng bào, không thể để đồng bào ta bị quân địch dày xéo hay lung lạc. Hơn nữa, bảo vệ được lãnh thổ và nhân dân miền Tây tức là gián tiếp bảo vẹ được đại hậu phương chúng ta, góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng.
Trên con đường tiến về miền Tây, các đ/c sẽ phải lặn lội nơi rừng xanh suối bạc, ở những địa phương hàng nửa ngày đường không thấy một bóng người, thủy thổ không quen thuộc, vật chất thiếu thốn, ngôn ngữ bất đồng, nước độc rừng thiêng. Chỉ có một việc cất chân lên đường tiến về miền Tây là đủ tỏ cái chí hy sinh, cái lòng kiên nghị của các đồng chí. Các đ/c biết rằng trên mặt trận này bộ đội ta sẽ phải đương đầu với nhiều hiểm nghèo, khổ sở. Những sự hiểm nghèo, khổ sở có bao giờ chinh phục được lòng anh dũng của những thanh niên hăng hái, có bao giờ chinh phcuj được chí hướng của một dân tộc.
Tôi có mấy lời căn dặn các đồng chí, các đ/c ghi nhớ.
Một là đối vơid đồng bào thiểu số, các đ/c cần phải ăn ở tốt, lấy nói năng cử chỉ giúp đỡ hằng ngày mà chứng minh rằng chúng ta là đồng bào một nước, bao giờ cũng yêu thương nhau như anh em ruột thịt, từ những điều họ nghe thấy hằng ngày mà đưa họ đến chỗ giác ngộ. Trước hết chúng ta phải đánh tan cái thành kiến cho rằng anh em thiểu số miền Tây chưa có tinh thần dân tộc, không thể giác ngộ, chỉ biết phục tùng sức mạnh. Không có một con người nào là không thể tiến bộ, không có một dân tộc nào là không biết yêu nhà cửa ruộng nương của mình, không biết yêu nước và ghét quân thù. Kinh nghiệm Việt Bắc đã chứng tỏ điều này. Những việc đã làm ở Việt Băc tong hoàn cảnh khó khăn hơn, không lẽ gì lại không thực hiện được ở miền Tây.
Hai là đối với sức khỏe của mình, cần phải ra sức giữ gìn, không bao giờ quên nhãng nguyên tắc vệ sinh thường, không ăn quả xanh, không uống nước lã, vừa hành quân về không nên tắm nước suối, nơi nào có thể chặt cây lá làm chỗ nằm thì không nên ngủ đất, lại phải vận động luôn,, phải luôn luôn vui vẻ. Làm được như thế thì bệnh hoàn có thể tránh được một phần.
Ba là phải có sáng kiến và kiên tâm trong việc vận động nhân dân cũng như trong việc tiến đánh địch. Nếu sáng kiến và kiên tâm thì những khó khăn của ta về lương thực, đường xá sẽ trở nên những khó khăn của địch, những dễ dàng của địch trong khi chúng tập kích ta sẽ trở nên dễ dàng cho ta để tiến đánh chúng.
Vạn nhất trong cuộc hành binh các đồng chí có dịp gặp anh em Lào hay Mèo thì phải đứng lên trên lập trường bình đẳng tương trợ giúp đỡ trong cuộc vận động giải phóng của họ, mà tiếp xúc và giải quyết mọi vấn đề..
Chúc các đồng chí hăng hái khỏe mạnh.
Công đức của các đồng chí, đồng bào và Tổ quốc sẽ ghi nhớ. Dưới sựi điều khiển của Bộ Chỉ huy Tây Tiến, các đồng chí mạnh tiến lên trên con đường vinh quang thắng lợi. Nếu trong cuộc kháng Nhật chúng ta thành công với khu giải phóng Việt Bắc thì trong cuộc kháng Pháp chúng ta phải thành công với công cuộc Tây Tiến.
Chào quyết thắng
Võ Nguyên Giáp
Tuy mới thành lập, những hầu hết cán bộ chiến sỹ trung đoàn Tây Tiến đều là chiến sỹ giải phóng quân, vệ quốc quân, tự vệ chiến đấu, xuất thân từ công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị… Có lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, tình nguyện chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Trong 60 ngày đêm khói lửa mở đầu kháng chiến toàn quốc ở Thủ đô và đánh địch Ở Hải Phòng, Tây Bắc, mặc dù vũ khí trang bị của trung đoàn còn nghèo nàn, thiếu thốn, kiến thức quân sự, khả năng tác chiến còn hạn chế, giác ngộ cách mạng còn ở mức độ. Ý thức dân tộc cao của người dân một nước tự do độc lập, trí tuệ của người Việt Nam và sự gắn bó máu thịt với đảng bộ, chính quyền địa phương, cán bộ chiến sỹ đoàn Tây Tiến quyết giữ vững và phát huy truyền thống chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Tiến hành thắng lợi cuộc khánh chiến thần thánh của dân tộc trên mặt trận miền Tây bắc của Tổ quốc.
Bài viết liên quan
Lạc bước thiên đường mùa hoa mận trắng trời Mộc Châu
Nhớ mỗi mùa hoa mận nở, Mộc Châu tựa chốn thiên đường làm đắm say, sống dậy khoảng lặng trong lòng du khách lạc bước tới đây.
Xuân sớm trên bản Thung Cuông (cập nhật hoa mận 2015)
Thung Cuông cách thị trấn Nông trường Mộc Châu chừng 3km, thời điểm này không khí xuân đã tràn về trên những thung lũng, sườn đồi, hay những ngôi nhà thấp thoáng giữa vườn cây….
Lãng du giữa rừng ban Châu Mộc
Tháng ba, mùa hoa ban nở trắng trời, sáng bừng, rạng rỡ, tinh khôi; mùa kết duyên của những đôi trai gái, mùa Tây Bắc rộn rã tiếng khèn, mùa lễ hội Hoa ban, Hết Chá. Một ngày nắng đẹp, tôi đã có...
Tháng 4 lên Mộc Châu hái đào
Tháng 4 về, Mộc Châu bắt đầu bình lặng trở lại. Cuối đông, đầu xuân thảo nguyên rực rỡ sắc hoa sôi động bao nhiêu, ồn ào bước chân lữ khách bao nhiêu thì lúc này lại êm đềm, dịu nhẹ bấy nhiêu.
Nơi ấy, Mộc Châu đang vẫy gọi
Đầu đông, Mộc Châu lại vẫy gọi du khách với những đồi hoa rực rỡ. Trạng nguyên đã đỏ rực, dã quỳ cũng vàng ươm và những đồi cải mênh mông lâu rồi mới có một năm nở đều như thế.
Ngắm cải Mộc Châu, tắm suối nước nóng Chiềng Yên
Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 11-12, khi cái lạnh rét ngọt vào từng cánh rừng, ngọn núi Tây Bắc, cũng là lúc những cây cải nở hoa nhuộm trắng cả núi rừng. Du khách lại rủ nhau về Mộc Châu, Sơn...
Thắm tình Tết Độc lập trên cao nguyên xanh
Hàng năm, khi cái se lạnh của mùa thu Tây Bắc tràn về những đỉnh núi cao, đồng bào Mông ở Mộc Châu - Sơn La lại nô nức chuẩn bị đón tết Độc lập, một cái Tết mang nhiều ý nghĩa nhân văn rất được...
“Dải Yếm” giữa đại ngàn
Thác Dải Yếm là tên gọi khác của "Thác Nàng”, "Thác Bản Vặt” ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Nơi đây được giới du lịch bụi rỉ tai nhau tới mỗi dịp hè, bởi khi đó không gian thác...
Giới thiệu điểm đến
Dịch vụ
Bài viết xem nhiều
- Tân hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2023 và lượng sữa kỷ lục
- Công ty cổ phần du lịch Pha Luông – Du lịch sinh thái, kế thừa văn hoá và sự bền vững
- Những bản du lịch cộng đồng đẹp mộng mơ của Mộc Châu và Vân Hồ
- Hướng dẫn bình chọn Mộc Châu đạt giải thưởng "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới" năm 2023