Lễ hội Hết Chá, nét đẹp độc đáo của người Thái ở Mộc Châu

Thứ bảy - 25/03/2017 12:05

Lễ hội Hết Chá năm 2017 đã diễn ra thành công tốt đẹp tại cây đa bản Áng 1, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu. Dưới đây là những hình ảnh trong buổi lễ
Lễ hội Hết Chá, nét đẹp độc đáo của người Thái ở Mộc Châu
Lễ hội Hết Chá gồm hai phần: lễ và hội. Lễ hội mang tính tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu. Đây là lễ tạ ơn đất trời, tạ ơn công lao chăm sóc phụng dưỡng của cha nuôi và cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống an lành, yên vui. Lễ hội Hết Chá cũng là dịp để bà con dân tộc Thái thể hiện tình đoàn kết cộng đồng, cùng giúp nhau vươn lên trong cuộc sống. 
 

Ông Phạm Văn Giang, Chủ tịch UBND xã Đông Sang, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho biết: Lễ hội Hết Chá được địa phương tổ chức thường xuyên và đến nay đã hơn 10 năm, qua đó để thế hệ trẻ tiếp tục phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp này. 

Theo truyền thuyết, xa xưa ở Mường Mốc - tức Mường Sang ngày nay, có ông thầy cúng tên là Phỉ Mun chuyên dùng thuốc nam chữa bệnh cứu người. Ngày qua ngày, số lượng người được thầy Phỉ Mun cứu chữa ngày một đông. Những người ốm sau khi khỏi bệnh đã xin thầy Phỉ Mun nhận làm con nuôi để tạ ơn công lao chăm sóc chữa trị bệnh. Từ đó, vào độ xuân về, khi cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở, là lúc con nuôi thầy Phỉ Mun ở khắp mọi miền trở về thăm thầy. Mỗi người mang theo những lễ vật khác nhau để tạ ơn cha nuôi. Gia đình thầy Phỉ Mun tổ chức một buổi lễ để cùng con cháu về thăm được vui vầy hạnh phúc bên nhau. Lễ hội Hết Chá ra đời từ đó.

Lễ hội Hết Chá là ngày hội đoàn kết, gắn bó cộng đồng, mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện cuộc sống bình dị mà thanh bình của mọi người dân với thiên nhiên. Tất cả những điều đó được thể hiện trên cây nêu với nhiều loại động thực vật tượng trưng như chim, cá, thuyền bè... Thân cây nêu được làm bằng tre, các nhánh được làm bằng các thanh gỗ và nhiều que tre dùng để treo các mô hình con vật và công cụ lao động được làm rất công phu từ các chất liệu như: nhựa, gỗ, mây, tre, giấy, chỉ màu... Việc làm cây nêu không chỉ đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mẩn, khéo léo mà còn đòi hỏi nhiều yêu cầu như: thân cây phải to, thẳng và phải chọn ngày đẹp để lấy cây về. 
 


  

  

  

  
Một phần không thể thiếu trong lễ hội là các nhạc cụ dân tộc và đồ cúng lễ cũng khá cầu kỳ. Để tiến hành lễ, thầy cúng phải hát lời mời tổ tiên. Hát xong lời mời, Phị mốt (người bảo vệ lễ hội) cầm cây kiếm đi về phía cây nêu để kiểm tra xem còn thiếu thứ gì không. Nếu thấy đã đủ thì các con nuôi mới được phép lần lượt lên tặng quà tỏ lòng biết ơn thầy. Sau đó, thầy cúng với nội dung thể hiện những khao khát của người dân về một cuộc sống hướng thiện, thanh bình và mong muốn có được cuộc sống đoàn kết, ấm no, hạnh phúc; đồng thời phê phán những thói hư, tật xấu, khích lệ những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống đời thường. 
 

Cùng với phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi, mô phỏng lại cuộc sống bình dị thường ngày của đồng bào dân tộc thái trong suốt quá trình dựng bản, dựng mường và xây dựng đời sống mới. Với nhiều hình ảnh được tái hiện vô cùng dí dỏm, sinh động như: một chuyến đi săn, một buổi lên nương, một buổi đi bắt cá, hay một lần lên rừng lấy măng... và ấn tượng hơn cả là hình ảnh tập cày ruộng, nhắc về nền văn minh lúa nước của dân tộc ta từ xa xưa với những kinh nghiệm hay trong sản xuất. Đắm mình trong những hoạt động này con người được hòa mình vào không khí vui tươi, tâm trạng thoải mái, quên đi những nhọc nhằn, vất vả, để thêm yêu lao động, yêu cuộc sống hơn. 
 

Bên cạnh đó, là những làn điệu dân ca, điệu múa dân gian và cảnh sinh hoạt đời thường được các nghệ nhân gửi gắm qua các tiểu phẩm ngắn, sinh động ẩn hiện trong vòng xòe lễ hội Hết Chá là những nét văn hóa đặc sắc thực sự để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Các hoạt động này còn phản ánh chân thực sức sống mãnh liệt của dân tộc Thái trước cuộc sống lao động và sự đấu tranh sinh tồn giữa con người với cuộc sống thiên nhiên. 

Những ước muốn cao đẹp, câu chuyện rất đỗi đời thường, vừa chân thành, vừa mộc mạc, giản dị như đưa du khách lạc vào khung cảnh sống thường ngày của người dân tộc Thái nơi đây. Không khí lễ hội càng thêm sôi động bởi âm thanh của nhạc cụ tăng bu và điệu múa xòe của những cô gái Thái duyên dáng trong trang phục truyền thống, bước đi uyển chuyển, nhịp nhàng. 

 
  
 
  

Đến với lễ hội, du khách còn được tham gia vào các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc và hoạt động văn hóa văn nghệ và tận mắt chứng kiến cuộc thi ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở Đông Sang. Tất cả đã tạo nên không khi vui tươi, sôi nổi thu hút rất đông du khách từ khắp mọi miền đến tham gia và trải nghiệm. 

Lễ hội Hết Chá không chỉ giúp bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, mà còn góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước đến với cao nguyên Mộc Châu để tìm hiểu, khám phá những nét văn hóa đặc sắc nơi đây.

Nguyễn Cường (TTXVN), ảnh Thành Đạo
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Bài viết liên quan

Kế hoạch Lễ hội hoa Ban huyện Vân Hồ năm 2017

Kế hoạch Lễ hội hoa Ban huyện Vân Hồ năm 2017

25/03/2017 20:23

2017 là năm thứ 2 huyện Vân Hồ tổ chức lễ hội Hoa Ban tại xã Chiềng Khoa. BQL Khu du lịch quốc gia Mộc Châu trân trọng giới thiệu nội dung chương trình để du khách được biết về tham dự

Mộc Châu Farm được công bố là điểm bán hàng Việt Nam tại Mộc Châu

Mộc Châu Farm được công bố là điểm bán hàng Việt Nam tại Mộc Châu

06/04/2017 01:10

Ngày 2/4/2-017, sở Công Thương đã tổ chức Lễ công bố Siêu thị Mộc Châu Farm là điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt”. Đây là 1 trong 2 siêu thị Đặc sản tại Mộc Châu được công bố...

Cơ hội ngắm những loại lan rừng đẹp nhất Mộc Châu trong tháng 4

Cơ hội ngắm những loại lan rừng đẹp nhất Mộc Châu trong tháng 4

06/04/2017 03:07

Hội hoa Mộc Châu lần thứ 1 được tổ chức vào ngày 8-4-2017 tại Mộc Châu, đây là sân chơi và giao lưu cho những người trồng lan cũng như những khách du lịch yêu hoa lan.

Cuộc thi “Tài năng người làm chè” hứa hẹn đầy hấp dẫn

Cuộc thi “Tài năng người làm chè” hứa hẹn đầy hấp dẫn

06/04/2017 21:37

Cuộc thi “Tài năng người làm chè” là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động của Hội trà Mộc Châu lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 7 đến 9/4/2017. Vòng chung khảo sẽ diễn ra vào 19h...

Đông Sang sẵn sàng cho ngày hội Hết Chá năm 2017

Đông Sang sẵn sàng cho ngày hội Hết Chá năm 2017

24/03/2017 11:56

Đến chiều tối ngày 24/3 công tác chuẩn bị cho lễ hội Hết Chá đã hoàn tất, hữa hẹn một lễ hội thành công vào ngày mai 25/3

Lễ hội Hết Chá năm 2017 sẽ diễn ra vào ngày 24,25/3/2017

Lễ hội Hết Chá năm 2017 sẽ diễn ra vào ngày 24,25/3/2017

15/03/2017 03:16

Ngày 24,25/3/2017,lễ hội Hết Chá sẽ diễn ra tại bản Áng 1, xã Đông Sang. Năm nay có một điều đặc biệt, bên cạnh lễ hội, xã sẽ tổ chức đón nhận bằng công nhận cây Đa bản Áng là cây di sản gắn với...

Lễ Hội trà Mộc Châu sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn

Lễ Hội trà Mộc Châu sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn

13/03/2017 19:12

Đã thành lệ, cứ tháng 4 là khắp thảo nguyên được bao phủ bởi màu xanh tươi mơn mởn của những búp chè. Năm nay, lần thứ 2 UBND huyện Mộc Châu tổ chức Hội Trà Cao nguyên Mộc Châu để quảng bá sản...

Thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2030

Thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2030

06/03/2017 09:19

Ngày 03/3, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030. Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn là Chủ tịch Hội đồng. Dự hội...

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây