ĐẶC BIỆT: CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH MỘC CHÂU.
- Trước khi được khai phá, Thảo Nguyên Mộc Châu bạt ngàn là cỏ tranh, lau lách. Năm 1957, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm trung đoàn 280, Sư đoàn 335, đại tướng cưỡi ngựa vào Bản Hoa, Ba Lay, đến đồn Bản Hoa cắm mốc, đánh dấu quy hoạch đất sản xuất cho Trung đoàn 280. Đồng chí Thiếu tá, Phi Tiệu Hàm làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 280. Trung đoàn có các chiến sỹ đến từ 36 tỉnh trong cả nước (Khu 3, Khu 4, Khu 5 và Nam Bộ)
- Ngày 8/4/1958, Trung đoàn mở đợt công phá đầu tiên vào mặt trận sản xuất và cũng là Ngày thành lập Nông Trường Mộc Châu. Trung đoàn có 11 đơn vị sản xuất.
- Tiểu đoàn trưởng Lê Hoạt khai phá khu Chiềng Đi;
- Tiểu đoàn trưởng Tạ Duy Hân khai phá khu Bản Hoa;
- Đội 66 khai phá cỏ tranh và trồng thành công 60 ha lúa đầu tiên.
- Năm 1958 có 30 con cừu, Năm 1959, tại đội 66 đã nuôi bò.
- Khi khai hoang, có người gọi Nông trường là “Làng Đực”, sau đó ít năm có 3 cô gái ở Văn công quân đội tình nguyện lên đầu tiên, tiếp theo là 4 cô ở đội kèn quân nhạc.
- Năm 1959 vào Mùa thu có 41 nữ đoàn viên tháng Tám do cô Oanh dẫn đầu từ Thủ đô lên (41 nữ/1600 nam). 41 cô gái được điều về Đội 66, Vườn Đào, Công Trình.
- Ngày 05/8/1959 Bác Hồ lên thăm Nông Trường và để lại những câu thơ và 16 chữ Vàng.
- Tiền thân Trạm máy kéo là Lò Rèn; Tổ vận tại Xe Ngựa với 5 con ngựa ra đời do Đồng chí Trần Cảnh tổ trưởng, xuất hiện các khẩu hiệu “Quá giờ hơn lỡ việc” “Đi có về có”.
- Cuối năm 1959, Cục Nông binh cấp cho Nông trường 01 Máy cày đầu tiên, đồng chí Trần Cảnh là người đầu tiên điều khiển chiếc máy cày đó.
* Các kiện tướng:
- Cô gái Hà Nội, Trần Thị Thạch, kiện tướng gặt lúa cuốn chiếu, sau này xuất hiện nhiều chị ở Hàng Đào, Hàng Ngang cũng đạt danh hiệu kiện tướng gặt lúa “Làm cho biết tay con gái Hà Nội”.
- Anh Phan Công Cừ quê Liên khu 5, ở đội Vườn Đào, kiện tướng phát hoang “Một ngày dùng 5 con dao liên tiếp và phát một ngày 3 ha, uống hết 15 bi đông nước”, tối mài 4 con dao, có cô gái phố Gia Ngư té nước cho anh mài dao.
- Anh Võ Ân là kiện tướng Đập lúa, anh đập 1 tấn 3 lúa trong một ngày, rồi Lê Sách, Huỳnh Luôn và cả Phan Công Cừ..
- Năm 1965, trong hội thao hái chè xuất hiện quán quân hái chè một ngày được 1076 kg (trên 1 tấn chè).
- Một đảng viên người Hà Nội tên là chị Phúc đội 68, có 4 con nhỏ, chồng đi bộ đội xa thế mà ngày công vẫn đảm bảo 365 công trên năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua 4 năm liền.
- Cô Oanh cắt được 50 khối rác trong một ngày (Những năm Mỹ ném bom).
- Anh Hồ Đức Phi gánh được 6 thùng đựng cơm, nước đến các tổ.
- Các cô giữ trẻ xin phụ huynh được giữ trẻ đêm để bố mẹ được ngủ yên giấc, ban ngày lấy sức đi làm.
- Các gương mặt tiêu biểu: Phạm Viết Sen; Nguyễn Tài Anh; Trần Cảnh; Nguyễn Trần Cẩn, Đoàn Hải, Nghiêm Quế, Đào Cảnh, Lê Hữu Niệm, Trần Văn Nho, Lê Văn Nho, Lê Văn Lãng, Mai Trọng Mão (Bí thư, Phó bí thư, ban giám đốc).
- Các anh Nguyễn Đức Xu, Dương Đình Cơ, Hoàng Thị Nghĩa, Ngô Thanh Kỳ, Lê Ngọc Châu, Phạm Thị Hải.
* Và những cuộc thi giữa Đội Vườn Đào và Đội 66:
Đội Vườn Đào phát quang về nhất, nhưng làm đất chậm hơn đội 66, Đội 66 đăng ký 4 giờ sáng lấy máy khởi công gieo hạt. Đội Vườn Đào làm đất xong lúc 9h tối, đến đêm sang đội 66 lấy máy gieo hạt, gieo luôn trong đêm, đến 4 giờ xong và trả máy, xong trước.
* Chuyển sang chế độ Nông Trường:
- Đầu năm 1960, Trung đoàn chính thức chuyển thành chế độ Nông Trường
- Đồng chí Phi Triệu Hàm chuyển lên Bộ, Quân khu.
- Đồng chí Thiếu tá Vũ Đình Miên lên thay và được gọi là Chủ tịch Nông trường.
- Nông trường có 14 đội (Hang trùng, Tân Cương, Biên Cương).
- Đội Bản Hoa được giao nhiệm vụ chăn nuôi cừu đầu tiên. Toàn nông trường có 2000 con cừu:
“Đêm nằm nghe tiếng Cừu kêu,
Tưởng nghe tiếng khóc con yêu ở nhà;
Thắp đèn vội vã đi ra;
Đến chuồng mà tưởng về nhà gặp con”.
- Tuy nhiên nuôi cừu không kinh tế, còn thua lỗ, Nông trường đã nghĩ nên nuôi thật nhiều bò sữa. Cừu vẫn phát triển tới 6000 con và mỗi năm cho ra 12 tấn lông cừu bằng 12 tấn len, giá 17 đồng một cân lông.
- Năm 1962 chè bắt đầu lên cho 15 tấn/1ha; 5 ngày một lần hái. Có 10 con Bò lang trắng đen nhập ngoại. Năm 1963 bò sữa có trên 30 con.
- Từ 1960 đến đầu 1965 Nông trường liên tục thua lỗ vì đang mày mò tìm hướng đúng, sai.
* Những năm ác liệt:
- 14 giờ chiều Ngày 14/6/1965, máy bay Mỹ đã ném quả bom đầu tiên xuống Mộc Châu và cũng là xuống Tây Bắc, hàng trục người chết và bị thương. Và ngay từ loạt đạn đầu, tiểu đoàn tự vệ nông trường với Bộ đội pháo cao xạ đã bắn rơi 2 chiếc phản lực, bắt sống Thiếu tá giặc lái phi đội trưởng Oa – ri – nô.
- Cứ cách 1 ngày, giặc mỹ lại dội bom, có ngày tới 45 chiếc máy bay dội bom xuống Mộc Châu, trung bình mỗi đầu người chịu 3 quả bom.
- Chăn bò phải chăn ban đêm vì tránh máy bay Mỹ.
- Năm 1965, 150 con bò sữa khoang trắng đen từ Ba Vì chuyển lên Mộc Châu.
- Năm 1968 thành lập Nông trường Sao Đỏ, mang trách nhiệm nuôi bò giống Hà Lan.
- Năm 1969, Sao Đỏ nhận được một ít bò Cu Ba có chuyên gia sang kèm.
- Năm 1969, Phi đen Catstro sang thăm Việt Nam và tuyên bố giúp Việt Nam xây 10 trại Bò gồm 1200 con, cùng chuyên gia tình nguyện sang.
- Ngày 8/5/1974, Thủ tướng Phạm Văn Đồng lên thăm Nông trường và có câu nói “Mộc Châu thiên thời – địa lợi – nhân hòa, phải làm ăn tốt, chỉ có thể làm ăn tốt. Ai muốn ở đây thì phải giúp đỡ, ai không chịu ở đây thì để cho họ đi, Mộc Châu chỉ chứa những người ưu tú”.
- Ngày 01/5/1975, đàn bò đầu tiên trong số 1200 con từ Cu Ba đã sang đến Việt Nam và được đưa lên Mộc Châu, tổng cộng Mộc Châu nhận 750 con, số còn lại gửi vào Nam.
- Năm 1976 bò Cu Ba chính thức cho sữa.
- Năm 1973 Tổng Bí thư Lê Duẩn lên thăm Nông trường Mộc Châu.
- Ngày 01/6/1982 Nông trường Mộc Châu chuyển thành Xí nghiệp Liên hợp Mộc Châu.
- Ngày 08/01/1983, Chủ tịch Hội đồng nhà nước Trường Chinh lên thăm Xí nghiệp liên hợp (Nông trường được đổi tên, chuyển thành).
LỜI KẾT.
Mộc Châu là mảnh đất công bằng.
Mộc Châu tạo Hạnh phúc cho con người.
Mộc Châu là xã hội tươi đẹp thu gọn.
Mộc Châu là vùng đất của nhân từ, nhân ái.
Con người tìm thấy nguồn vui, tìm thấy sự hội tụ gia đình ở đây.
Có người khách đã nói: “Không ngờ tôi đã tìm thấy một vùng đất thự sự xã hội chủ nghĩa, con người sống với nhau tốt đẹp đến phát thèm”.
Mộc Châu khắc nghiệt nhưng Mộc Châu cũng biết ngọt ngào.
Mộc Châu chỉ dành chỗ đứng cho những con người biết yêu thương nhau và biết đổ giọt mồ hôi xuống đất đai.
Mộc Châu tôn trọng giá trị con người. Con người ở đây được bảo đảm tối đa quyền sống, quyền làm việc, học tập và mặc sức được phát triển tài năng.
Mộc Châu vị tha với đời, với xã hội.
Mộc Châu yêu người, tin người, tin ở nhau, tin ở bản chất chế độ.
Trong những khó khăn toàn cục chưa giải quyết được của xã hội, trong những hiện tượng tiêu cực đang tồn tại xung quanh, người Mộc Châu vẫn một lòng trung trinh với đường lối, vẫn quan hệ với nhau hồn nhiên, chất phác như xưa.
Mộc Châu bao năm trong sạch.
Mộc Châu không có tiếng thở dài.
Mộc Châu không có giọt nước mắt tủi hờn, chỉ có những giọt nước mắt xúc động và sung sướng.
Dù trong hoàn cảnh nào, căn nhà Mộc Châu vẫn là một căn nhà bình dị, làm ăn, công bằng và quý tài, trọng nghĩa.
Người Mộc Châu đi đường xa, va chạm với đủ điều nóng bức, chao đảo, về đến nhà lại thấy thư thái, mát mẻ trong lòng.
Ngày 10/3/1983
Chu Lai
Tác giả: Chu Lai - 10/3/1983
Nguồn tin: Việt Hùng - sưu tầm
Bài viết liên quan
Tưng bừng Lễ hội trà cao nguyên Mộc Châu 2018
Lễ Hội trà Cao nguyên Mộc Châu 2018 diễn ra từ ngày 6-8.4 tại thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu, Sơn La) nhằm tôn vinh những người sản xuất trà.
Bỏ qua hiểm trở lên đỉnh Pha Luông - Mộc Châu bạt ngàn mây phủ
Đừng để tiềm thức đánh lừa chúng ta khi cứ mặc định Mộc Châu là một vùng đất mà đi đâu cũng thấy dịu ngọt, yên ả với sắc trắng hoa mận, những cánh đồng cỏ xanh rờn. Bên cạnh đó, cũng khắc nghiệt,...
Một số vườn đào phục vụ khách thăm quan và ăn quả tại Mộc Châu
Mộc Châu đã bắt đầu vào vụ đào chín đỏ rực. Dưới đây, xin giới thiệu một số địa điểm cho du khách hái quả và thưởng thức quả tự do
Không tổ chức Ngày hội hái quả, nhưng mận Mộc Châu vẫn chín bạt ngàn
UBND huyện Mộc Châu(Sơn La) vừa ra quyết định không tổ chức Ngày hội hái quả Mộc Châu năm 2018, do tập trung kinh phí để hỗ trợ bà con bị mưa đá. Tuy vậy, du khách vẫn có thể đến những vườn mận...
Nội dung Hội Trà Cao nguyên Mộc Châu lần thứ III, năm 2018
Hội Trà Cao nguyên Mộc Châu lần thứ III, năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 6/4 đến ngày 8/4/2018 tại Công ty Cổ phần Vinatea Mộc Châu (tiểu khu Chè Đen, thị trấn Nông trường Mộc Châu)
Chương trình ngày hội “Trưng bày và giao lưu hoa lan Mộc Châu 2018”
Hội hoa Mộc Châu lần thứ 2 được tổ chức vào ngày 24/3/2018 tại công ty Hoa cảnh Cao Nguyên, đây là sân chơi và giao lưu cho những người trồng lan cũng như những khách du lịch yêu hoa lan.
Khảo sát quy hoạch khu du lịch quốc gia Mộc Châu và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
Thực hiện kế hoạch công tác tại địa phương, chiều 15/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng Đoàn công tác của Chính phủ đã đi kiểm tra, khảo sát quy hoạch khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) và...
Lên Mộc Châu ăn dâu tây, ngắm hoa lan nở
Cứ vào độ cuối tháng 3 đầu tháng 4 là thời điểm khoe sắc của hoa lan, loài hoa biểu tượng của núi rừng Tây Bắc.
Giới thiệu điểm đến
Dịch vụ
Bài viết xem nhiều
- Tân hoa hậu bò sữa Mộc Châu 2023 và lượng sữa kỷ lục
- Công ty cổ phần du lịch Pha Luông – Du lịch sinh thái, kế thừa văn hoá và sự bền vững
- Những bản du lịch cộng đồng đẹp mộng mơ của Mộc Châu và Vân Hồ
- Hướng dẫn bình chọn Mộc Châu đạt giải thưởng "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới" năm 2023