DU LỊCH MỘC CHÂU MỘChttps://dulichmocchau.com/uploads/logo-mcm-new.png
Chủ nhật - 12/02/2017 10:11
Đầu xuân, đến du lịch Mộc Châu, bạn nên ghé thăm mấy địa điểm tâm linh nổi tiếng ở cao nguyên Mộc Châu.
1. Đông sơn Mộc Hương - động thiêng nhất trời Tây Bắc
Từ xưa, người Thái ở Mộc Châu vẫn coi Hạng Sa Lai (còn gọi là Hang Dơi, Động Sơn Mộc Hương là nơi linh thiêng lắm...
Ấy là khi người Thái về chọn đất Mộc Châu làm nơi định cư lâu dài, đất rộng, bằng phẳng phì nhiêu mà năm nào cũng hạn hạn, thiếu nước. Bà con mới làm lễ, lập đàn cầu khấn. Có lẽ lời cầu khấn cũng làm cảm động trời đất, một con rồng đã bay tới dừng chân nơi này, ban cho mảnh đất mưa thuận gió hòa, rồng ở lại bảo vệ mảnh đất luôn và hóa thân thành Hạng Sa Lai (hang nước). Gọi là thế để nhớ ơn rồng thiêng đã cho nguồn nước để tạo ra tươi tốt cho bản làng, và thực tế là cho đên bây giờ, hang vẫn là nguồn nước cho cả khu vực. Nếu quan sát kỹ, sẽ thấy đầu rồng hướng về phía đất Mường Sang - trung tâm của Mộc Châu ngày trước. Ngay dưới phía đầu rồng (băng ngang qua quốc lộ 6, chỗ nhà máy nước bây giờ) là một hang nước, nước chảy ra quanh năm không hết, bao bọc, tưới tắm cho cả vùng đất này.
Trong hang còn có biết bao huyền tích gắn với cuộc sống, truyền thống phong tục của người Thái và người dân địa phương. Người ta gọi động là Tây thiên đệ nhất động không đơn giản là vì đây là động đẹp nhất Tây Bắc, gọi vậy cũng bởi đây là động thiêng nhất khu vực núi rừng Tây Bắc. Người dân quanh vùng thường đến đây lễ bái, cầu khấn vào ngày rằm, mùng một, và đa phần đều khẳng định đến đây cầu mong gì cũng đều được cả.
Du xuân ngắm cảnh cho thư thái đầu năm, nhưng cũng đừng quên ghé Động Sơn Mộc Hương thắp nén nhang thơm cầu gia đình bình an…
2. Đền chúa Thác Bờ ở xã Quang Minh
Vào cuối mùa xuân năm 1431, sau khi dẹp xong giặc Đèo Cát Hãn ở Lai Châu, Lê Lợi cùng đoàn quân sĩ xuôi thuyền dọc Sông Đà để về Kinh đô, nhưng khi đến khúc sông ở Hang Miếng thì gặp trời mưa to, nước lũ dâng cao không thể xuôi qua. Biết vua và quân sĩ gặp nạn, bà Đinh Thị Vân, người Mường đã vận động nhân dân trong vùng quyên góp lương thực và cùng mọi người chèo thuyền vượt thác, ghềnh để đem lương thảo đến tiếp tế cho vua.
Sau nhiều chuyến chuyển lương thành công, đến chuyến cuối, giông bão nổi ầm ầm, thuyền của bà chở đầy lương chòng chành đã bị đắm ở khúc sông thuộc địa phận Hang Miếng, xác của bà đã trôi dạt vào vùng Thác Bờ. Để tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ công lao của Bà, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ bà ở Hang Miếng. Dân gian gọi là: Đền Chúa Hang Miếng. Ở Thung Nai, nơi xác bà dạt về, người ta lập nên Đền Bà chúa cầu mong Bà che chở, phù hộ cho những chuyến xuôi ngược sông Đà.
Đền Chúa Hang Miếng nằm ven hồ thuỷ điện Hoà Bình, thuộc bản Hang Miếng, xã Quang Minh, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đền được xây nguy nga hoành tráng trên ngọn núi Đầu Rồng với 3 dãy nhà: Tiền- Trung- Hậu, có cung thờ Phật và cung thờ Thánh, Chúa Thượng Ngàn. Đứng trên đỉnh phóng tầm mắt có thể thấy những dãy núi xanh rì mờ xa hay những đảo nhỏ lô nhô giữa sóng nước Sông Đà.
Không chỉ những ngày đầu xuân mà quanh năm đều có người dân khắp nơi về vãn cảnh, cầu mong những điều tốt đẹp.
3. Chùa Chiền Viện hay chùa Vạt Hồng
Theo “Đại Nam nhất thống chí”, một bộ sách của Quốc sử quán triều Nguyễn được viết vào giữa thế kỷ XIX thì chùa Chiền Viện thuở đương thời là một kiến trúc Phật giáo lớn ở vùng rừng núi Tây Bắc, với số tượng Phật được thờ trong chùa khá nhiều: 1 pho tượng lớn, 8 pho vừa, 56 pho nhỏ đều bằng đồng, 2 pho bằng thiếc, một pho nhỏ bằng ngà… Nhà Thái học Cầm Trọng đã từng phỏng đoán, chùa có thể được tạo lập từ thế kỷ XIII, do đồng bào Thái Mộc Châu xây dựng. Theo Ông, nghĩa Thái của địa danh nơi xây chùa - bản “Vặt" chính là âm đọc chệch của từ "Phật", vì vậy mà hội chùa lễ Phật vào tháng 5 âm lịch ở đây đã được gọi là "Chách Vặt”, “Chách Và".
Theo các cố lão tại địa phương, chùa Chiền Viện ngày xưa rất được nhân dân sùng mộ, mỗi năm có hai lần “chính việc” là “Lễ cúng xin nước - cầu mưa” vào tháng 3 - 4 và “Lễ rửa tượng - tắm tượng” vào tháng 5 - 6. Các vị cũng cho biết, chùa bị đổ nát từ năm 1947. Hiện nay, chùa chỉ còn lại một nền chùa và một tấm bia cổ cùng bức tường cũ. Hiện nay, chùa đang được trùng tu tạm thời và trở thành điểm đến của đông đảo phật tử cũng như người dân địa phương
Từ huyện Vân Hồ, chúng ta đi qua Chiềng Khoa nổi tiếng với Lễ hội Hoa Ban, danh thắng Thác Nàng, qua Tô Múa sẽ về đến các xã Mường Tè, Quang Minh với các bản người thái bên dòng Sông Đà đẹp như...
Mộc Châu đã rất đỗi quen thuộc với du khách thập phương bởi cảnh quan thiên nhiên thơ mộng của những đồi chè, đồng cỏ ngút ngàn trên cao nguyên. Tháng 3, tháng 4, đến du lịch Mộc Châu, chúng ta...
Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu và Vân Hồ của tỉnh Sơn La cách Hà Nội 180 km về phía Tây Bắc, là cao nguyên lớn trải dài khoảng 80 km, rộng 25 km, có độ cao trung bình trên...
Bản Hua Tạt của người Mông, nằm chạy dọc theo quốc lộ 6, một bên là quốc lộ 6, một bên là vách núi cao, bản nằm ở giữa, yên bình và lặng lẽ. Trước vào bản chỉ ngắm cảnh rồi quay ra, nhưng bây...
Nếu được chọn loài hoa đẹp nhất ở Mộc Châu, hẳn nhiều người sẽ chọn hoa mận. Trong tiết trời xuân se se lạnh, những bông hoa trắng muốt làm mê đắm những tâm hồn mộng mơ.
Đến với Mộc Châu, ngoài tìm các đặc sản từ sữa, thưởng trà cũng là một hoạt động nhiều người thích thú. BQL khu du lịch quốc gia Mộc Châu xin giới thiệu một số địa chỉ thưởng trà Mộc Châu miễn...